VIP Tin 24/7: Chẳng phải Fed, PBoc hay RBA; NHTW Uzbekistan mới đầu tư vàng thần sầu: Bán đỉnh hồi tháng 3, gom mua tại đáy

Ngân hàng trung ương Uzbekistan là một trong những ngân hàng mua vàng nhiều nhất trong quý III, dẫn đầu xu hướng tích lũy kim loại quý tại vùng giá thấp nhất 2 năm. Ngân hàng này đã nâng tỷ trọng kim loại quý trong dự trữ ngoại hối lên gần 2/3 trong tổng số 32 tỷ USD.

Hành động của NHTW Uzekistan khá mâu thuẫn với ý định trước đó của nước này là thu hẹp phần dự trữ kim loại quý xuống dưới 50% và mua thêm nợ có chủ quyền của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuần trước, Phó chủ tịch ngân hàng trung ương Uzbekistan, Behzod Hamraev, nói với Bloomberg như sau:

Chúng tôi đã từng nghĩ đến việc đầu tư vào Trái phiếu Kho bạc, nhưng sau đó chính thị trường không cho phép chúng tôi làm điều đó.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, Uzbekistan hiện có một trong những quốc gia có tỷ lệ dự trữ bằng vàng cao nhất (theo %).

Ngân hàng Trung ương Uzbekistan duy trì động thái mua vàng của mình từ những ngày nửa cuối năm. Trong quý III, họ đã bổ sung 26 tấn vàng vào dự trữ của mình, chỉ đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ khi gom tới 31 tấn.

Các ngân hàng trung ương đã mua gần 400 tấn vàng trong quý III – đây là mức kỉ lục theo quý, dẫn số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới. Tính từ đầu năm đến nay, các ngân hàng trung ương gom ròng 673 tấn – cao hơn cả lượng mua vàng cả năm mà họ từng mua từ năm 1967 – thời điểm chế độ bản vị vàng.

Sau khi chạm đỉnh kỉ lục hơn 2000USD mỗi ounce trong năm 2020, ngân hàng trung ương của Uzbekistan đã quyết định gắn bó với vàng. Hamraev nói:

Vàng thực sự tốt, chúng tôi muốn gắn bó với vàng.

Các ngân hàng trung ương có xu hướng gom vàng sau khi các lệnh trừng phạt dành cho Nga khiến quốc gia này lao đao. Gần một nửa dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng vì các quốc gia phương Tây và Mỹ đã trừng phạt nghiêm khắc với hoạt động kinh doanh.

Uzbekistan đã tận dụng mức giá đỉnh của vàng để kiếm lời. Hồi tháng 3 năm nay, khi giá tiếp cận mức cao kỷ lục một lần nữa, ngân hàng trung ương đã tận dụng cơ hội và bán ra khoảng 50 tấn. Hamraev nói:

Thông thường, ngay sau khi một cuộc khủng hoảng bắt đầu, vàng sẽ phục hồi. Liệu nó có xảy ra khi thanh khoản bị thu hẹp? Đó là câu hỏi lớn.

Từ sau tháng 3, vàng liên tục đi xuống, ghi nhận 7 tháng thua lỗ liên tiếp – chuỗi giảm giá dài nhất trong hơn 5 thập kỷ. Tuy nhiên, vào tháng 11, tâm lý bắt đầu thay đổi. Chỉ trong chưa đầy nửa tháng, giá vàng đã tăng hơn 100USD mỗi ounce.

Hiện tại, giá vàng neo quanh $1760 khi thị trường kì vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ thu hẹp biên độ nâng lãi suất trong tháng 12. Hamraev nói:

Có hai yếu tố đối với chúng tôi: giá hiện tại và giá tương lai. Giá đang tăng, hay đã đạt đến đỉnh và sắp giảm? Đây là thời điểm chúng tôi đang tìm kiếm. Nếu giá tăng, tốt hơn hết chúng ta nên chờ đợi để bán hàng.

Uzbekistan cũng mua vàng từ sản xuất trong nước, tương đương khoảng 100 tấn một năm. Tính đến thời điểm hiện tại, họ đã mua 86,5 tấn, nâng tổng lượng tồn kho lên 399 tấn.

Hamraev cũng nói đùa trong cuộc phỏng vấn rằng ông sẽ không bận tâm nếu dự trữ của Uzbekistan là vàng 100%, mặc dù điều đó là không thể vì các ngân hàng trung ương cần phải có một số tiền mặt trên bảng cân đối kế toán của họ.

Trong báo cáo quý III của mình, WGC cũng lưu ý đến việc một số ngân hàng trung ương mua vàng mà chưa báo cáo. Các quốc gia được biết đến với việc không báo cáo việc mua vàng của họ thường xuyên bao gồm Trung Quốc và Nga.

Không phải tất cả các Ngân hàng trung ương đều báo cáo công khai việc nắm giữ vàng của họ. Họ cũng có thể công bố số liệu khá trễ. Metals Focus thậm chí còn nói rằng một số ngân hàng trung ương đã bí mật mua từ đầu năm mà không hé lộ.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: TIPs for Trader: Dù bạn sớm thành công những không có nghĩa là bạn không thể thất bại

Read Next

VIP Tin 24/7: Điểm tin mà NĐT CẦN biết trong phiên 14/11

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular