Từ cuối tuần trước, vàng chính là điểm dừng chân lí tưởng của rất nhiều nhà đầu tư, những người muốn trú ẩn an toàn trước những bất ổn tài chính xuất phát từ sự vụ phá sản Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB).
Ngay sau khi 2 ngân hàng Mỹ phải đóng cửa, thị trường đã thay đổi đang kể kì vọng về chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ và động thái trong cuộc họp ngày 22/3 tới.
Michael Boutros, chiến lược gia kỹ thuật cấp cao của Forex.com chỉ ra có hai động lực chính thúc đẩy vàng tăng cao hơn, đó là:
Rủi ro tài chính có nguy cơ lây lan và câu hỏi liệu đặt ra là Fed có thể tiếp tục thắt chặt mạnh mẽ như họ đã dự báo trước đây hay không. Hai điều này đều hữu ích cho vàng.
Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tuần sau cú sốc của SVB và Signature Bank đóng cửa; thị trường giữ vững ngưỡng $1900 trong 2 phiên 13, 14/03. Tuy rằng đà tăng của vàng là rất tốt, Boutros vẫn nhấn mạnh tới các điểm giá mang tính kĩ thuật:
Thị trường vàng đang tiến đến mức quan trọng tiếp theo, đó là $1912-$1918. Phạm vi 6USD đó rất quan trọng vì đây là mức đóng cửa ngày cao nhất của năm nay. Đó là một khu vực mang tính then chốt.
Tại thời điểm viết bài, giá vàng kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex được giao dịch ở mức $1917,80.
Nếu vàng không tăng lên trên phạm vi vừa nêu, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy nó bị mua quá mức. Trong khi đó, nếu giá vàng đóng cửa hàng tuần trên mức $1916/8, nó sẽ báo hiệu sự nối lại của xu hướng tăng rộng hơn. Boutros lưu ý:
Ngay bây giờ, tôi sẽ bắt đầu phòng thủ hơn một chút khi giá bước vào vùng quan trọng. Đây là bài kiểm tra liệu vàng có vượt được cản để bước vào đà tăng khủng hơn hay không.
Phillip Streible, trưởng mảng chiến lược gia thị trường của Blue Line Futures, khẳng định dòng tiền đổ xô tìm nơi trú ẩn an toàn và kỳ vọng lãi suất ‘ôn hòa’ hơn sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Chiến lược gia này đang định giá Fed tạm dừng tăng lãi suất nhưng không cắt giảm lãi suất trong năm nay. Streible cho biết:
Fed đã tăng lãi suất nhanh đến mức chúng tôi biết rằng mọi thứ bắt đầu rạn nứt. Giờ đây, ngân hàng trung ương phải suy nghĩ lại về lập trường của mình. Cuộc họp tháng 3 chỉ còn 9 ngày nữa là đến.
Sean Lusk, đồng giám đốc của Walsh Trading, nhấn mạnh lĩnh vực ngân hàng Mỹ đang gặp khó khăn về tài chính, và xuất hiện ngay lo ngại rằng các ngân hàng có thể bắt đầu bán bớt tài sản là vàng của họ để huy động vốn. Điều này sẽ là một tác động tiêu cực trong ngắn hạn với thị trường quý kim.
Lusk cho rằng việc giá vàng đóng cửa dưới ngưỡng $1880/oz là một tín hiệu tiêu cực.
Tôi cho rằng có thể vàng sắp về dưới $1880. Điều đó có thể mở ra cơ hội cho thị trường tìm về $1840 và sau đó chúng ta có một đáy kép xung quanh mức $1812. Đó là những mức kỹ thuật mà tôi đang theo dõi.
Tuy nhiên, nếu thị trường vàng có thể đóng cửa trên mức cao hàng ngày là $1913/oz, thì đợt phục hồi này có nhiều tiềm năng mở rộng hơn.
Bạn có cơ hội thực sự tốt với bạc chinh phục mức 24 USD còn vàng lên ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Đừng quên tin CPI thứ Ba 14/03
Số liệu CPI công bố tối thứ Ba sẽ là điều tối quan trọng đối với vàng. Boutros nói:
Đây là thời điểm quyết định của vàng.
Dự báo chung của thị trường là lạm phát của Hoa Kỳ sẽ giảm xuống 6% trong tháng 2. Boutros lo ngại:
Sự hỗn loạn của thị trường chắc chắn là điều ảnh hưởng đến phán đoán của Fed, nhưng vào cuối ngày, nếu lạm phát đang tăng cao, thì đó phải là điều mà Fed đang nhắm tới.
Thị trường hiện đang tranh luận sôi nổi về việc liệu Fed có chọn tăng thêm 25 điểm cơ bản vào ngày 22/3 hay tạm dừng chu kỳ thắt chặt. Và quyết định của Fed sẽ được xác định rất nhiều bởi báo cáo CPI hôm thứ Ba, Boutros nói thêm.
Thị trường về cơ bản đặt lại kỳ vọng của mình đối với chính sách lãi suất. Trong những ngày đầu tháng 3, thị trường hoạt động với 80% khả năng Fed nâng lãi suất 50 điểm cơ bản. Nhưng hôm nay, mọi thứ lại đảo ngược. Vì vậy, những thay đổi của định giá thị trường chắc chắn sẽ tạo biến động cho vàng.
Bài học khủng hoảng tài chính 2008: Nguy cơ vàng bị ‘rửa trôi’
Khi thị trường đặt cược rằng Fed sớm dừng tăng lãi suất, tiềm năng vàng tăng giá là cực kì rõ ràng. Tuy nhiên, nếu câu chuyện chính lại xoay chuyển, đà bán tháo vàng có thể cực kì ‘tồi tệ’, Boutros chỉ ra.
Mọi người chỉ đang tìm cách điều chỉnh lại kỳ vọng của họ về Fed. Câu hỏi lớn không phải là tốc độ mà là lãi suất cuối cùng – nơi Fed sẽ dừng ở mức lãi suất nào.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vàng đã tăng giá vào giữa năm, và sau đó thị trường bị ảnh hưởng bởi một đợt điều chỉnh lớn. Sau khi Fed cắt giảm lãi suất, thị trường vàng tiếp tục tăng giá và đạt mức cao kỷ lục vào năm 2009. Boutros cho biết:
Vàng có thể đột ngột tăng giá theo kịch bản. Nhưng nếu có xảy ra bán tháo thì chắc chắc sẽ cực kì thảm khốc. Kỳ vọng lãi suất thay đổi đột ngột thì vàng cũng di chuyển lên – xuống sốc theo.
Vào cuối ngày, các chỉ báo kỹ thuật đã rất rõ ràng. Thị trường đã bảo vệ xu hướng tăng. Đối với tôi, vàng sẽ còn tốt nếu giá trên ngưỡng $1807.
Mỹ có đối diện với lạm phát trầm trọng hơn sau khủng hoảng ngân hàng?
Lusk cảnh báo cũng có ý kiến cho rằng sự sụp đổ của ngân hàng có thể giúp vàng tăng giá trong ngắn hạn nhưng có thể là một động lực tiêu cực trong dài hạn.
Tất cả số tiền được in ra để hỗ trợ hệ thống tài chính khiến đồng đô la trở nên kém giá trị hơn. Đó là lý do tại sao đồng đô la đang bị bán tháo nghiêm trọng. Trong khi đó, vàng lại là nơi dòng tiền trú ẩn tìm tới. Nhưng một khi chúng ta vượt qua câu chuyện phá sản, liệu số tiền hỗ trợ thanh khoản hệ thống có dẫn đến lạm phát nhiều hơn không? Câu trả lời là có. Fed sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất. Vậy điều đó ảnh hưởng thế nào đến vàng? Có thể là tiêu cực.
Lạm phát có xảy ra hay không cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro lây lan, điều vẫn còn là một ẩn số lớn. Và không rõ cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài bao lâu, Lusk nói thêm.
Chúng tôi không biết có những ai nhúng tay vào sự phá sản ngân hàng này hoặc các công ty con của ngân hàng này sẽ ra sao, hậu quả thực sự là gì.
Giavang.net