VIP Tin 24/7: Nhảy vọt hơn 3%, vàng sát $1980; Phố Wall đỏ lửa vì cổ phiếu ngân hàng

Các số liệu kinh tế Mỹ công bố phiên 17/3 thấp hơn dự báo, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đồng USD

  • Mỹ: Tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất tháng 2 tăng 78% – thấp hơn dự báo là 78,5%.
  • Mỹ: Sản lượng công nghiệp tháng 2 tăng 0% so với tháng trước và giảm 0,25% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn dự báo tăng 0,2% và 3% tương ứng.
  • Mỹ: Sản lựng sản xuất tháng 2 tăng 0,1% hàng tháng, trái ngược dự báo giảm 0,2%.
  • Mỹ: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 3 sơ bộ ở mức 61,5 – thấp hơn dự báo là 64,5.
  • Mỹ: Tâm lí tiêu dùng của Michigan tháng 3 sơ bộ ở mức 63,4 – thấp hơn dự báo là 66,9.
  • Mỹ: Chỉ số tình trạng hiện tại của Michigan tháng 3 sơ bộ ở mức 66,4 – thấp hơn dự báo là 70.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát của Michigan tháng 3 sơ bộ ở mức 3,8%.

Phố Wal gặp khó, dòng tiền tháo chạy khỏi cổ phiếu ngân hàng

Khởi động phiên 17/03 phố Wall tương đối ổn định, tuy nhiên, cổ phiếu ngân hàng đã khiến nhà đầu tư lao đao, kích hoạt xu hướng bán tháo ngay từ giữa phiên sáng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones rớt 384,57 điểm (tương đương 1,19%) xuống 31.861,98 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 1,10% còn 3.916,64 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,74% xuống 11,630.51 điểm.

Cổ phiếu First Republic Bank rớt gần 33% trong phiên 17/3, đưa mức giảm cả tuần qua lên tới 72%. Diễn biến phiên cuối tuần hoàn toàn trái ngược với phiên thứ Năm (16/3) khi cổ phiếu First Republic đi từ chỗ đỏ 35% lên xanh 10% sau thông tin 11 ngân hàng lớn của Phố Wall sẽ góp 30 tỷ USD để gửi ở First Republic trong vòng ít nhất 120 ngày.

Bất chấp đà giảm trong phiên, S&P 500 vẫn tăng 1,43% trong tuần này. Nasdaq Composite vọt 4,41% khi nhà đầu tư đặt cược vào cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng khác trước khi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào tuần tới. Đây cũng là tuần tăng tốt nhất kể từ ngày 13/01/2023 đối với chỉ số Nasdaq Composite. Tuy nhiên, đà giảm điểm vào ngày thứ Sáu đã khiến Dow Jones mất 0,15% trong tuần.

Tỷ giá

Chỉ số DXY giảm 0,55% trong ngày thứ Sáu, đóng cửa tại 103,864. Chỉ số DXY mát 0,75% trong tuần.

  • Cặp EUR/USD đóng phiên 17/03 tại 1,06641 (+0,52%). Tuy nhiên, cả tuần đồng EUR chỉ tăng 0,24% so với đồng bạc xanh.
  • Cặp GBP/USD cộng 0,53% lên 1,20908. Cả tuần, đồng bảng tăng 1,19%.
  • Cặp USD/JPY lùi về 131,830 (-1,41%). Cả tuần, đồng JPY tăng 2,39% – tuần tăng tốt nhất trong 9 tuần qua.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm đóng tuần ở mức 3,436% (-4,1%). Cả tuần, lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm giảm 7,21% – tuần tồi tệ nhất của Lợi suất từ cuối tháng 11 năm 2022.

Dầu thô thiết lập tuần giảm hơn 10%

Trước những biến động của ngành ngân hàng, nhà đầu tư đồng loạt bán tháo dầu vì lo ngại suy thoái kinh tế.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent lùi 1,59 USD (tương đương 2,1%) xuống 73,11 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1,43 USD (tương đương 2,1%) còn 66,92 USD/thùng.

Tại mức đáy trong phiên, cả 2 hợp đồng dầu đều giảm hơn 3 USD/thùng. Dầu Brent ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2022, sụt hơn 10%. Dầu WTI lao dốc hơn 11%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2022.

Dòng tiền tiếp tục trú ẩn an toàn bằng vàng

Vàng thiết lập tuần tăng gần 6% – vượt đỉnh năm 2023 khi nhà đầu tư tìm tới vàng như một nơi an toàn nhất để tránh bất ổn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay tiến 3,1% lên $1977,89/oz, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Hợp đồng vàng đã vọt 5,8% trong tuần này.

Hợp đồng vàng tương lai cộng 2,6% lên $1973,50 USD/oz.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust quay trở lại mua thêm 6,5 tấn vàng trong phiên cuối tuần. Trong tuần này, quỹ đã gom thêm gần 20 tấn vàng.

Kết luận

Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một tuần sóng gió, đà giảm tập trung vào nhóm ngành xương sống của nền kinh tế – NGÂN HÀNG với những cái tên được nhắc đến nhiều nhất là SVB, Signature, Credit Suisse và gần nhất là First Republic Bank. Rủi ro lớn của hệ thống tài chính tại Mỹ và châu Âu đã gây ra xu hướng bán tháo cả ở các hàng hóa khác, đặc biệt nghiêm trọng là dầu thô. Dòng tiền đảo sang tập trung vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng và yên nhật như một xu hướng tất yếu.

Trong tuần 20 – 24/3, chúng ta đón nhận cuộc họp tháng 3 của Fed. Thị trường đang rất nóng lòng muốn xem Cục dự trữ Liên bang sẽ cân bằng mục tiêu kiểm soát lạm phát và hạn chế rủi ro suy thoái ra sao trước bất ổn rất lớn hiện tại.

Giavang.net

Read Previous

Bảng giá vàng sáng 18/3: Doanh nghiệp vàng đẩy giá SJC tăng ‘phi mã’, đồng thời đẩy luôn cả chênh lệch mua – bán tăng vọt

Read Next

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Có lãi chỉ sau một đêm

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular