Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng mức lãi suất cao mà hầu hết các nền kinh tế đang áp dụng hiện nay sẽ không còn tồn tại quá lâu nữa. Một khi lạm phát được kiểm soát, lãi suất sẽ một lần nữa giảm về mức thấp trước đây.
Trong bài phân tích hôm thứ Hai, IMF đưa ra bình luận:
Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng những đợt tăng lãi suất thực gần đây có thể chỉ là tạm thời. Khi lạm phát được kiểm soát trở lại, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến có thể sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ và đưa lãi suất thực trở lại mức trước đại dịch.
Điều này có nghĩa là sau khi các ngân hàng trung ương toàn cầu thắt chặt chính sách tiền tệ đồng bộ, với tốc độ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, lãi suất sẽ bắt đầu giảm và tiến gần đến mức “không giới hạn dưới” ở các nền kinh tế tiên tiến trong khi các nền kinh tế đang phát triển cũng chứng kiến sự suy giảm đều đặn.
IMF đã công bố phân tích này như một phần trong Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của mình.
IMF lưu ý rằng mức lãi suất “tự nhiên” sẽ vẫn thấp ở các nền kinh tế tiên tiến hoặc giảm hơn nữa ở các thị trường mới nổi.
Lãi suất tự nhiên là một điểm tham chiếu đối với các ngân hàng trung ương, họ sử dụng nó để đánh giá lập trường của chính sách tiền tệ. Lãi suất tự nhiên cũng rất quan trọng đối với chính sách tài khóa. Bởi vì các chính phủ thường phải trả nợ trong nhiều thập kỷ, lãi suất tự nhiên – cái neo cho lãi suất thực trong dài hạn—giúp xác định chi phí đi vay và tính bền vững của các khoản nợ công.
Nghiên cứu này làm giảm bớt một số áp lực xung quanh những lo ngại về ngành tài chính trong dài hạn sau cuộc khủng hoảng ngân hàng làm tăng rủi ro do các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn và chi phí đi vay trong bối cảnh lãi suất cao hơn.
Khi chính sách nới lỏng tiền tệ quay trở lại, chính phủ và doanh nghiệp có thể đi vay với giá rẻ hơn.
IMF quyết định xem xét chủ đề này sau khi có ý kiến cho rằng đại dịch đã làm tăng lãi suất tự nhiên, đảo ngược xu hướng toàn cầu hóa và lãi suất cực thấp.
Lãi suất tự nhiên ở các nền kinh tế tiên tiến có thể sẽ vẫn ở mức thấp. Khi các nền kinh tế thị trường mới nổi áp dụng công nghệ tiên tiến hơn, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp dự kiến sẽ hội tụ theo tốc độ của các nền kinh tế tiên tiến. Khi kết hợp với dân số già, lãi suất tự nhiên ở các nền kinh tế thị trường mới nổi được dự đoán là động lực để giảm lãi suất của các nền kinh tế tiên tiến trong dài hạn.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ dưới 3% vào năm 2023 và duy trì quanh mức đó trong 5 năm tới, đây là một dự báo có phần hơi yếu.
Georgieva cho biết trong một bài phát biểu trước cuộc họp mùa xuân của Ngân hàng Thế giới và IMF:
Mặc dù thị trường lao động phục hồi đáng ngạc nhiên và nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, bất chấp sự cải thiện ở Trung Quốc, chúng tôi dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng dưới 3% trong năm nay. So với lịch sử, tăng trưởng vẫn còn yếu trong ngắn và trung hạn.
Georgieva cũng chỉ ra rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ chiếm một nửa mức tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023, trong khi khoảng 90% các nền kinh tế tiên tiến chứng kiến tốc độ tăng trưởng giảm.
Giavang.net