VIP Tin 24/7: GDP Nhật giảm, sản lượng công nghiệp Trung Quốc thấp hơn dự báo thổi bùng sắc xanh cho TTCK

THỊ TRƯỜNG sáng 15/11

Trong phiên Á sáng thứ Ba, thị trường chứng khoán châu Á diễn biến khá tích cực dù các số liệu kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản không như kì vọng.

Xu hướng tăng dẫn đầu là cổ phiếu Hồng Kông, Trung Quốc. Cổ phiếu Nhật Bản gần như đi ngang. Thị trường Hàn Quốc và Úc giảm nhưng gần như không đáng kể.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm quanh 3,87% và chỉ số DXY trở lại mốc 107.

Các hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 đều tăng sau khi thị trường cơ sở đóng phiên 14/11 trong sắc đỏ.

THÔNG TIN KINH TẾ sáng 15/11

  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Số liệu lạm phát Mỹ và lạm phát cơ bản tháng 10 giảm là tin vui cho tất cả chúng ta.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Để ngừng tăng lãi suất, chúng tôi phải thấy lạm phát giảm một cách rõ ràng.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Tăng lãi suất quá mức không phải là xu hướng mới.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Rất có thể chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng theo cách linh hoạt hơn và với tốc độ chậm hơn.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Cần có quy định quốc tế mạnh mẽ và nhanh chóng về tài sản tiền điện tử.
  • Trung Quốc: Người phát ngôn Cục Thống kê: Thị trường bất động sản đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng xu hướng giảm vẫn tiếp tục.
  • Trung Quốc: Người phát ngôn Cục Thống kê:: Chúng tôi sẽ tích cực thúc đẩy tăng nhu cầu đồng thời ổn định việc làm và giá cả.
  • Trung Quốc: Người phát ngôn Cục Thống kê: Phục hồi kinh tế bị chậm lại do bùng phát covid.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Kinh tế & Thương mại Nishimura: Đồng yên yếu hơn nên được sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Kinh tế & Thương mại Nishimura: Ưu tiên ổn định thị trường ngoại hối.
  • New Zealand: RBNZ: Kỳ vọng lạm phát 2 năm của các hộ gia đình ở New Zealand vẫn ở mức 5%.
  • Trung Quốc: Phó chủ tịch Wang: Trung Quốc sẽ duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Trung Quốc: PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 7,0421CNY so với mức đóng cửa trước đó là 7,0710.
  • Úc: Ngân hàng trung ương RBA đã xem xét mức tăng 50 bps, nhưng khả năng cao hơn là chỉ nâng lãi suất 25 bps vào tháng 11.
  • Úc: RBA không loại trừ khả năng lại áp dụng nâng lãi suất 50 bps hoặc tạm dừng nâng lãi suất.
  • Úc: RBA: Thắt chặt chính sách tiền tệ có tác động rõ ràng đến nhà ở.
  • Úc: RBA kiên định với quyết tâm đưa lạm phát trở lại mục tiêu và làm những gì cần thiết.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Hiện tại tôi không thấy tác động của FTX lan rộng ra ngoài thị trường tiền điện tử.
  • Mỹ: Tổng thống Biden sẽ phát biểu về an ninh năng lượng tại G20, bao gồm cả việc hạn chế giá dầu của Nga – Quan chức Mỹ.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Lạm phát quá cao.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Fed đang tập trung nhiều hơn vào rủi ro thanh khoản, tín dụng và lãi suất.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Triển vọng kinh tế Mỹ trở nên tồi tệ hơn do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn và sự không chắc chắn.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Trong những tháng và năm tới, điều quan trọng là phải xem xét các rủi ro mới của hệ thống ngân hàng cũng như liệu nền kinh tế thực, bao gồm nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, có thể thay đổi hay không và như thế nào.
  • Anh: Thủ tướng Hunt đưa ra một khoản thuế bất ngờ mới đối với các nhà máy phát điện của Vương quốc Anh – FT.

SỐ LIỆU KINH TẾ đáng chú ý

  • Trung Quốc: Đầu tư tài sản cố định tháng 10 tăng 5,8% so với cùng kì năm ngoái, thấp hơn dự báo và số liệu tháng 9 là 5,9%.
  • Trung Quốc: Sản lượng công nghiệp tháng 10 tăng 5% so với cùng kì năm ngoái, thấp hơn dự báo là 5,2% và số liệu tháng 9 là 6,3%.
  • Trung Quốc: Sản lượng ngành công nghiệp Trung Quốc từ đầu năm tăng 4%.
  • Trung Quốc: Doanh số bán lẻ tháng 10 giảm 0,5% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều dự báo tăng 1% của Investing và số liệu tháng 9 là 2,5%.
  • Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp đạt 5,5%.
  • Hàn Quốc: Cung tiền M2 tháng 9 ở mức 6,7%.
  • Indonesia: Tăng trưởng xuất khẩu tháng 10 hàng năm ở mức 12,3% thấp hơn dự báo là 13,85% và số liệu tháng 10 ở mức 20,28%.
  • Indonesia: Tăng trưởng nhập khẩu tháng 10 hàng năm ở mức 17,44%, thấp hơn dự báo là 23,62%.
  • Indonesia: Can cân mậu dịch tháng 10 ở mức 5,67 tỷ USD.
  • Nhật Bản: Tổng sản phẩm quốc nội GDP quý III giảm 0,3% so với quý trước, tệ hơn nhiều dự báo là tăng 0,3% và số liệu quý II là 1,1%.
  • Nhật Bản: Tổng sản phẩm quốc nội GDP quý III giảm 1,2% so cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều dự báo là tăng 1,1% và số liệu quý II là 4,6%.
  • Nhật Bản: Chi phí vốn GDP quý III tăng 1,5% so với quý trước, thấp hơn dự báo là 2,1% và số liệu quý II là 2,4%.
  • Nhật Bản: Nhu cầu bên ngoài GDP quý III giảm 0,7% so với quý trước, tệ hơn dự báo là giảm 0,2%.
  • Nhật Bản: Tiêu dùng tư nhân GDP quý III tăng 0,3% so với quý trước, tốt hơn dự báo là tăng 0,2%.
  • Hàn Quốc: Hàng hóa xuất khẩu tháng 10 tăng 13,7% so với cùng kì năm ngoái. Số liệu thnasg 9 được điều chỉnh tăng lên 14,7%.
  • Hàn Quốc: Hàng hóa nhập khẩu tháng 10 tăng 19,8% so với cùng kì năm ngoái. Số liệu tháng 9 được điều chỉnh tăng lên 24,2%.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: ‘Sóng’ tăng tiếp diễn, vàng nhẫn duy trì mức chênh dưới 2 triệu đồng với vàng thế giới

Read Next

VIP Tin 24/7: Cùng nhịp điều chỉnh, SJC giữ mức chênh lệch với vàng thế giới dưới mốc 15 triệu đồng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular