VIP Tin 24/7: SPDR ồ ạt gom mua vàng. Dầu dò đáy mới, Phố Wall sụt mạnh về cuối phiên

Các số liệu kinh tế Mỹ công bố trong ngày 9/12 đều khá tích cực khiến thị trường lo ngại Fed sẽ vẫn có thể phát đi giọng điệu diều hâu về chính sách tiền tệ.

  • Chỉ số giá sản xuất PPI lõi tháng 11 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn dự báo là 0,2% và 5,9% tương ứng từ Investing.
  • Chỉ số PPI tháng 11 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 7,4% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn dự báo là 0,2% và 7,2% tương ứng từ Investing.
  • Kỳ vọng lạm phát 5 năm của Michigan tháng 12 sơ bộ ở mức 3%.
  • Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 12 sơ bộ ở mức 58,4 – cao hơn dự báo là 56,8 và số liệu tháng 11 là 55,6.
  • Tâm lí tiêu dùng của Michigan tháng 12 sơ bộ ở mức 59,1 – cao hơn dự báo là 56,9 và số liệu tháng 11 là 56,8.
  • Chỉ số tình trạng hiện tại của Michigan tháng 12 sơ bộ ở mức 60,2 – cao hơn dự báo là 58,0 và số liệu tháng 11 là 58,8.
  • Kỳ vong lạm phát của Michigan tháng 12 sơ bộ ở mức 4,6% – thấp hơn dự báo là 4,9% và số liệu tháng 11 là 4,9%.
  • Tồn kho bán sỉ tăng 0,5% so với tháng trước, tốt hơn dự báo là tăng 0,8%.
  • Doanh số bán sỉ tháng 10 tăng 0,4% so với tháng 9.

Chứng khoán Mỹ chịu áp lực mạnh vào cuối phiên

Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn cố giữ vùng vùng tham chiếu và thậm chí ghi nhận sắc xanh vào giữa phiên. Tuy nhiên, cuối phiên áp lực bán lại mạnh lên khá rõ rệt. Theo đó, đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 305,02 điểm (tương đương 0,9%) xuống 33476,46 điểm. Chỉ số S&P 500 sụt 0,73% còn 3.934,38 điểm trong khi Nasdaq Composite hạ 0,7% và khép phiên tại 11.004,62 điểm.

Áp lực bán xuất hiện hầu hết tại tất cả các cổ phiếu, cổ phiếu giảm mạnh nhất là năng lượng do giá dầu thời gian qua liên tục dò đáy mới.

Tính chung cả tuần qua, Dow Jones mất 2,77%, đánh dấu tuần điều chỉnh mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 9. Tương tự, S&P 500 sụt 3,37%, trong khi Nasdaq rớt 3,99%.

Dầu thô có tuần giảm cực mạnh vì áp lực cầu yếu

Hợp đồng dầu thô WTI tại Mỹ giảm 44 xu xuống 71,02 USD/thùng, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Hợp đồng dầu thô Brent hạ 5 xu xuống 76,10 USD/thùng.

Giá dầu đã tìm thấy được một số yếu tố hỗ trợ và đã tăng hơn 1% vào đầu phiên sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới có thể cắt giảm sản lượng để đáp trả việc áp giá trần đối với xuất khẩu dầu thô của nước này.

Tuy nhiên, đà tăng nhẹ hơn dự báo của chỉ số giá sản xuất tại Mỹ trong tháng 11 và thông tin về việc tái vận hành một phần của đường ống Keystone đã xóa sạch đà tăng này và khiến giá của các hợp đồng dầu thô giảm hơn 1 USD. Được biết, đường ống Keystone đã bị tạm ngừng vận hành vào đầu tuần này sau sự cố rò rỉ 14.000 thùng dầu tại Kansas.

Cả hai hợp đồng dầu thô đều bốc hơi khoảng 10% trong tuần qua. Đây là tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 đối với hợp dồng dầu tương lai WTI của Mỹ và từ đầu tháng 8 đối với hợp đồng dầu Brent.

Vàng chốt tuần khá tích cực, SPDR trở lại gom mua

Giá vàng tăng bất chấp USD và lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng do một số nhà đầu tư vẫn dự kiến Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất chậm lại từ đầu năm tới.

Vàng giao ngay tăng 0,5% lên $1798,4 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2023 đóng cửa cũng tăng 0,5% lên $1810,7/oz.

Dòng tiền lớn tiếp tục chảy vào vàng. Sau khi ngừng gom mua trong phiên thứ Năm, quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR đã mua thêm 2,31 tấn – lượng vàng nắm giữ của quỹ tăng lên 910,4 tấn.

Giavang.net tổng hợp

Read Previous

VIP Chiến lược: $1785 là hỗ trợ khá mạnh lúc này, NĐT có thể đánh biên ngắn chờ tin FOMC và lạm phát

Read Next

Bảng giá vàng sáng 10/12: SJC thành công giữ mốc 67 triệu đồng với xu hướng tăng trong phiên cuối tuần

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular