Bộ Tài chính Nga cho biết họ đã tăng gấp đôi giới hạn nắm giữ vàng và nhân dân tệ Trung Quốc trong Quỹ Tài sản Quốc gia (NWF).
Giới hạn nắm giữ tối đa mới với vàng là 40% và với đồng nhân dân tệ là 60%. Các giới hạn trước đây với vàng là 20% và nhân dân tệ là 30%.
Lý do Bộ Tài Chính sửa đổi tăng giới hạn nắm giữ vàng và USD là “để đảm bảo tính linh hoạt” của Quỹ. Bộ Tài Chính nhấn mạnh:
Để đảm bảo tính linh hoạt khi đầu tư quỹ NWF, tỷ lệ tối thiểu của mỗi tài sản trong cấu trúc mới có thể bằng 0 và tỷ lệ tối đa được giới hạn như sau: Nhân dân tệ Trung Quốc – 60%; vàng – 40%.
NWF nắm giữ nguồn thu từ dầu mỏ của Nga. Tổng giá trị của Quỹ là 186,5 tỷ USD và nó được tạo ra để giúp hỗ trợ hệ thống lương hưu. Trích thông tin chính thức trên website của Bộ Tài Chính Nga:
NWF cam kết hỗ trợ hệ thống lương hưu của Liên bang Nga để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong thời gian dài.
Nhiệm vụ chính của Quỹ là “đồng tài trợ cho các khoản tiết kiệm lương hưu tự nguyện của công dân Nga và cân đối ngân sách của Quỹ Hưu trí Liên bang Nga”.
Bộ nói thêm rằng các tài khoản của họ được giữ bằng bảng Anh và đồng yên Nhật tại ngân hàng trung ương của đất nước đã được giảm xuống bằng 0.
Trước đó khoảng một tuần, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov tuyên bố rằng trong số tất cả các loại tiền tệ “thân thiện”, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có đặc tính “dự trữ” tốt nhất và có “đủ thanh khoản” trên thị trường ngoại hối của Nga.
“Việc bổ sung NWF sẽ được thực hiện bằng loại tiền này một cách thường xuyên“, Siluanov nói thêm.
Tài sản của quỹ được nắm giữ bằng đồng euro, bảng Anh và yên Nhật đã bị đóng băng sau khi các lệnh trừng phạt được đưa ra đối với Nga sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng Hai.
Khoảng một năm rưỡi trước, NWF đã bỏ tất cả tài sản bằng đô la Mỹ và tăng nắm giữ vàng, euro và nhân dân tệ của Trung Quốc.
Tỷ lệ nắm giữ đô la Mỹ của NWF đã giảm từ 35% xuống 0% vào tháng 7 năm 2021. Vào thời điểm đó, tỷ lệ nắm giữ vàng của quỹ là 20,2%.
Bộ Tài chính Nga năm ngoái cho biết động thái phi đô la hóa nhằm đảm bảo “sự an toàn của các quỹ NWF trong bối cảnh các xu hướng kinh tế vĩ mô và địa chính trị trong những năm gần đây, cũng như các quyết định nhằm ‘phi đô la hóa’ nền kinh tế Nga”.
Giavang.net