THỊ TRƯỜNG sáng 21/10
Thị trường chứng khoán châu Á sáng thứ Sáu 21/10 đa phần chìm trong sắc đỏ, nối dài sự điều chỉnh của phố Wall đêm qua.
Chứng khoán Nhật Bản, Hồng Kông và Úc ghi nhận mức giảm dưới 1%. Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng nhưng khá cầm chừng, chỉ chưa đầy 0,2% giá trị. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ sau khi tăng đã lại chuyển sang sắc đỏ khi nhà đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế.
Quan điểm diều hâu của các thành viên Fed, cũng như việc thị trường nâng dự báo mức lãi suất của Fed cao nhất lên 5% vào năm 2023, đã đẩy đồng USD tiếp tục mạnh lên so với các đồng tiền chính và tiền tệ của thị trường mới nổi. Đồng yên duy trì ở đáy nhiều năm, giới đầu tư ngoại hối theo sát mốc 150. Khả năng cao là Ngân hàng trung ương Nhật Bản cần phải can thiệp quyết liệt thì mới có thể làm chậm lại đà giảm của Yên Nhật.
Sau khi bà Liz Truss từ chức Thủ tướng Vương quốc Anh, chỉ số DXY neo quanh 113 do đồng bảng Anh biến động.
Lợi suất trái phiếu Úc kỳ hạn 10 năm đã tăng 10 bps vào thứ Năm. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm vượt 4,26% – cao nhất từ khủng hoảng tài chính.
Sau khi cơ quan quản lý tiền tệ tung ra các đợt mua trái phiếu đột xuất vào thứ Năm để kiềm chế, lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã trở lại mức giới hạn trên 0,25% trong phạm vi giao dịch của ngân hàng trung ương.
Các nhà đầu tư vào tài sản Trung Quốc tiếp tục đánh giá các tín hiệu trái ngược nhau từ chính phủ và Đại hội Đảng từ Bắc Kinh. Sau tin đồn rằng các quan chức đang xem xét giảm thời gian cách li đối với khách nhập cảnh, thị trường đại lục tăng. Tuy nhiên, lực mua cổ phiếu khá hạn chế khi các chuyên gia chỉ ra những lo ngại rộng rãi hơn về một nền kinh tế đang suy thoái.
Một báo cáo cho biết chính quyền Mỹ đang xem xét các biện pháp hạn chế xuất khẩu mới đối với việc Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ máy tính đang phát triển mạnh mẽ có thể gây áp lực lên chứng khoán Trung Quốc.
CÁC THÔNG TIN KINH TẾ sáng 21/10
- Nhật Bản: Báo cáo hệ thống tài chính bán niên của BoJ: Có khả năng hệ thống tài chính của Nhật Bản có thể bị căng thẳng kéo dài bởi các ngân hàng trung ương nước ngoài tiếp tục tăng lãi suất, lo ngại tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
- Mỹ: Các quan chức Bộ Tài chính Mỹ ước tính Nga có đủ tàu chở dầu, dịch vụ để buôn bán khoảng 80-90% lượng dầu sau lệnh trừng phạt ngày 5/12.
- Mỹ: Quan chức Bộ Tài chính Mỹ: Khoảng 1-2 triệu thùng/ngày các sản phẩm thô và tinh chế của Nga có thể bị đóng cửa nếu Moscow chống lại giới hạn giá của G7.
- Úc: Thủ tướng Albanese: Tôi lo ngại về sự chậm trễ trong việc thực hiện thỏa thuận thương mại Anh- Úc do bất ổn chính trị ở Anh.
- Nhật Bản: Bộ trưởng Ngoại giao Hayashi: Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Vương quốc Anh.
- Trung Quốc: PBoC thiết lập mức tỷ giá tham chiếu 7,1186CNY ăn 1USD so với mức hôm qua là 7,2160.
- Nhật Bản: Chánh văn phòng Nội các Matsuno: Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Vương quốc Anh trong các vấn đề như Nga, Ukraine và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
- Pháp: Tổng thống Pháp Macron: EU có thể thiết lập các cơ chế năng lượng vào đầu tháng 11.
- Châu Âu: Chủ tịch Hội đồng EU: Các nhà lãnh đạo quyết tâm hạ giá hàng hóa và đảm bảo nguồn cung.
- Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Lạm phát hiện nay đang được thúc đẩy bởi năng lượng, và đồng yên yếu.
- Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Tôi sẽ có hành động thích hợp trong trường hợp tỷ giá biến động quá mức.
CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ sáng 21/10
- Anh: Doanh số bán lẻ lõi tháng 9 giảm 1,5% so với tháng trước và giảm 6,2% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều dự báo của Investing là giảm 0,3% và 4,1%. Tin này xấu cho GBP.
- Anh: Doanh số bán lẻ tháng 9 giảm 1,4% so với tháng trước và giảm 6,9% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều dự báo của Investing là giảm 0,5% và 5% tương ứng. Tin này xấu cho GBP.
- Thụy Điển: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 9 ở mức 6,5%.
- New Zealand: Chi tiêu thẻ tín dụng tăng 34,1% so với cùng kì năm ngoái.
- New Zealand: Hàng hóa xuất khẩu tháng 9 đạt 6,03 tỷ USD, hàng hóa nhập khẩu 7,64 tỷ USD.
- New Zealand: Cán cân mậu dịch tháng 9 giảm 1,615 triệu USD so với tháng trước và giảm 11,950 tỷ USD so với cùng kì năm ngoái.
- Anh: Niềm tin tiêu dùng Gfk tháng 10 ở mức -47, tốt hơn dự báo.
- Nhật Bản: CPI tháng 9 và CPI lõi tháng 9 đều tăng 3% so với cùng kì năm ngoái.
Giavang.net