Thị trường khởi động tuần mới bằng đà tăng rất mạnh của đồng USD…
Chỉ số US Dollar Index đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2002 là 114,52 trước khi điều chỉnh một phần vào đầu phiên sáng châu Âu ngày thứ Hai.
Tâm lý né tránh rủi ro, bình luận diều hâu của các quan chức Fed và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt đồng đô la tăng giá.
Trong phiên hôm nay, Khảo sát tâm lý của IFO từ Đức là tin kinh tế châu Âu đáng được chú ý nhất. Sau đó, Chỉ số Hoạt động Quốc gia của Fed Chicago và dữ liệu Chỉ số Kinh doanh Sản xuất của Fed Dallas từ Mỹ sẽ ảnh hưởng tới thị trường. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde và một số nhà hoạch định chính sách của FOMC cũng sẽ có bài phát biểu vào thứ Hai.
Trước cuối tuần, số liệu PMI của Mỹ tiết lộ rằng hoạt động kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ đã phục hồi tốt vào đầu tháng 9. Hơn nữa, PMI tổng hợp đã tăng mạnh lên 49,3 từ 44,6 trong tháng 7 và PMI sản xuất tăng cao hơn từ 51,1 lên 51,8 từ 51,1 trong cùng kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS vào Chủ nhật, Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic, nhắc lại rằng lạm phát quá cao và họ cần phải làm tất cả những gì có thể để hạ nó xuống. Chủ tịch Fed Atlanta Bostic sẽ tiếp tục có bài phát biểu vào thứ Hai. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland Loretta Mester và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas, Lorie Logan cũng dự kiến sẽ phát biểu sau đó trong ngày.
Hiện tại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn tăng hơn 2% trong ngày lên mức 3,78%.
Tỷ giá
Tỷ giá EUR/USD đã mất hơn 300 pips vào tuần trước và giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2002 ở mức 0,9570 trong giờ giao dịch châu Á vào thứ Hai. Cặp tiền này hiện vẫn ở dưới ngưỡng 0,9630 – một vùng giá cực kì thấp.
Tỷ giá GBP/USD chạm mức thấp nhất mọi thời đại là 1,0355 vào đầu phiên giao dịch châu Á. Quyết định nâng lãi suất 50 điểm cơ bản của Ngân hàng Trung ương Anh là cực kì đáng thất vọng và kế hoạch của chính phủ Anh về việc giảm thuế và tăng cường vay nợ công đã kích hoạt một đợt bán tháo không ngừng đồng GBP trước cuối tuần. Mặc dù cặp tiền này đã phục hồi trên mức 1,0600 vào đầu phiên châu Âu, nhưng nó vẫn giảm hơn 2% hàng ngày. Hiện tại, thị trường đồn đoán rằng BoE có thể tiến hành một cuộc họp khẩn cấp và nâng lãi suất chính sách của mình để hạn chế sự mất giá của đồng bảng Anh.
Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ tăng và sức mạnh đồng đô la trên diện rộng cho phép tỷ giá USD/JPY tiếp tục tăng lên mức 144,00 vào thứ Hai. Sau sự can thiệp của tuần trước vào thị trường fx, “không có gì thay đổi đối với lập trường của chúng tôi rằng chúng tôi sẽ phản ứng với các động thái thị trường khi cần thiết”, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nhắc lại vào hôm thứ Hai. Dữ liệu từ Nhật Bản cho thấy PMI Dịch vụ Ngân hàng Jibun đạt ngưỡng 51,9 vào tháng 9 từ 49,5 trong tháng 8 và PMI sản xuất giảm xuống 51 từ 51,5.
Vàng – Tiền kĩ thuật số
Trong phiên Á đầu tuần 26/9, vàng từng giảm xuống dưới $1630 nhưng đã hồi phục lại phần nào đà giảm. Kim loại quý này dường như phục hồi dựa trên sự suy giảm của đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu Mỹ kì hạn 10 năm. Hiện tại, vàng đang ở mức $1646.
Bitcoin đã mất hơn 2% vào cuối tuần và đánh thủng mốc 19.000USD. BTC/USD hiện chuyển sang tích lũy quanh vùng 18930USD. Ethereum vẫn trong xu hướng giảm vào ngày thứ Hai và mất 1% về dưới 1.300USD.
Giavang.net