Các quỹ ETF vàng toàn cầu đã bán ra tới 59 tấn vàng, tương đương giá trị 3 tỷ USD, trong tháng 10. Đây cũng là tháng thứ sáu liên tiếp lượng vàng nắm giữ của các quỹ giảm.
Sau số liệu tháng 10, lượng vàng ETF toàn cầu đang thấp hơn mức đầu năm, giảm 52 tấn trong năm, theo dữ liệu từ Hội đồng vàng thế giới.
Khởi động năm 2022, các quỹ ETF vàng hoạt động rất mạnh mẽ. Các quỹ gom tới 316 tấn từ tháng 1 đến tháng 4 trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, do đồng USD mạnh lên theo chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, các quỹ đã liên tiếp bán ròng với tổng lượng bán ra 368 tấn từ tháng 5 đến tháng 10.
Vào cuối tháng 10, tổng tài sản mà các ETF vàng quản lí ở mức gần 184 tỷ USD, tương đương 3.490 tấn. Đây là lượng tài sản ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, theo báo cáo từ WGC. Tuy nhiên, lượng vàng mà các ETF bán ra trong tháng 10 ít rõ rệt hơn so với mức giảm 95 tấn của tháng 9 do giá vàng tương đối ổn định trong tháng.
Báo cáo lưu ý rằng tất cả các châu lục đều chứng kiến sự tháo chạy khỏi vàng trong tháng 10, dẫn đầu là các quỹ ở Bắc Mỹ (-40 tấn, tương đương 2 tỷ USD) và Châu Âu (-14 tấn tương đương 750 triệu USD). Các quỹ của Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao trong xu hướng bán ra tại châu Á trong tháng 10 (-6 tấn, tương đương 308 triệu USD), trong khi các quỹ ở các khu vực khác có bán ra nhưng không đáng kể.
Các ETF được hỗ trợ bằng vàng và các sản phẩm tương tự được các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân sử dụng để thực hiện các chiến lược đầu tư của họ, vì vậy dòng vốn ETF thường tiết lộ tâm lý thị trường ngắn hạn và dài hạn về kim loại quý.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với vàng vật chất trên toàn cầu vẫn rất mạnh mẽ. Hội đồng Vàng Thế giới nhấn mạnh trong báo cáo rằng các ngân hàng trung ương đã mua 400 tấn vàng trong quý III, mức kỷ lục tương đương với giá trị mua cả năm của hầu hết các năm, và cao hơn tới 300% so với cùng kỳ năm trước.
Các ngân hàng trung ương đã mua 673 tấn vàng kể từ tháng 1 năm nay. Con số này vượt qua tổng lượng mua hàng năm kể từ năm 1967 – khi vàng neo theo USD.
Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Qatar là những quốc gia mua vàng nhiều nhất. Báo cáo của WGC lưu ý:
Số lượng vàng mà các ngân hàng mua vào quý III tăng đột biến là sự kết hợp của sự mua vào ổn định của các ngân hàng trung ương và cả các số liệu chưa được báo cáo.
Các quốc gia được biết đến với việc không báo cáo việc mua vàng của họ thường xuyên bao gồm Trung Quốc và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 31 tấn vàng trong quý III, giúp tăng lượng vàng dự trữ của nước này lên 489 tấn. Uzbekistan đã bổ sung 26 tấn vàng vào dự trữ trong quý và Ngân hàng Trung ương Qatar đã bổ sung 15 tấn, chỉ trong tháng 7, đây là thương vụ mua lớn nhất trong một tháng được ghi nhận.
Sắp tới, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ tốt cho thị trường chứng khoán, theo dữ liệu lịch sử.
“Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ là một cuộc ‘trưng cầu dân ý’ trên thực tế về hiệu quả của chính quyền đương nhiệm’’, WGC lưu ý. “Theo thông lệ, những nhà lãnh đạo đương nhiệm thường xuyên mất vị thế, theo đó thường dẫn đến bế tắc trong việc ra quyết định. Hệ quả của điều này là sự không chắc chắn vĩ mô và rủi ro pháp lý được nhận thức, và do đó thúc đẩy cổ phiếu”.
Báo cáo lưu ý rằng tác động của bầu cửa giữa nhiệm kì lên giá vàng có nhiều đa chiều hơn, nhưng kim loại quý này vẫn tăng 62% trong khoảng thời gian đó, với mức lợi nhuận trung bình là 2% trong 6 tháng sau cuộc bầu cử.
Giavang.net