VIP Tin 24/7: Lần đầu tiên sau 10 tháng, các ETF vàng mua ròng. Nguyên nhân là gì?

Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng vàng thế giới, cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào vàng vào tháng trước, chấm dứt 10 tháng liên tục các quỹ tín thác vàng bán ròng.

Trong báo cáo thị trường ETF hàng tháng của mình, WGC cho biết các quỹ tín thác vàng toàn cầu đã gom mua 32 tấn kim loại quý, trị giá 1,9 tỷ USD trong tháng 3.

Hôm thứ Năm tuần trước, các chuyên gia từ WGC đưa ra bình luận:

Lợi suất thấp hơn, đồng đô la yếu hơn và hoạt động mua trú ẩn an toàn đã đẩy giá vàng tăng tới 9% trong tháng 3, và được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng gần đây. Đây là yếu tố đóng góp chính cho dòng vốn ròng đổ vào các quỹ ETF hậu thuẫn bằng vàng, khi các nhà đầu tư đổ xô mua vàng với số lượng lớn sau ngày 12/3 sau sự kiện phá sản của Ngân hàng Thung lũng Silicon.

Nhìn vào dữ liệu theo từng khu vực, báo cáo cho biết các quỹ có trụ sở tại Bắc Mỹ đã mua ròng 12 tấn vàng trong tháng trước, trị giá 806 triệu USD. Đồng thời, các quỹ châu Âu ghi nhận dòng tiền vào tương đương 18 tấn tiền, trị giá 927 triệu USD. Cuối cùng, thị trường ETF châu Á mua ít hơn, khoảng 3 tấn, trị giá 203 triệu USD.

Mặc dù tháng 3 chứng kiến thị trường vàng ETF đảo chiều ngoạn mục, nhưng nhu cầu tháng trước không đủ để xóa bỏ trạng thái bán ròng lớn những ngày đầu năm. WGC cho biết các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng đã bán ròng 28,7 tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, trong quý đầu tiên của năm 2023.

WGC cho biết đây là quý thứ tư liên tiếp dòng tiền chảy ra khỏi vàng tại các quỹ tín thác.

Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng rằng nhu cầu vàng sẽ vẫn mạnh mẽ khi sự không chắc chắn tiếp tục thống trị thị trường tài chính. Họ biện giải:

Những hệ quả xấu từ chính sách tiền tệ chưa từng có đang dần bắt đầu bộc lộ, đáng chú ý nhất là ở các ngân hàng nhỏ của Mỹ và lĩnh vực bất động sản thương mại đan xen của họ, mặc dù những điều này hiện có thể kiểm soát được. Khả năng suy thoái kinh tế vẫn còn. Vàng rất hữu ích trong thời kỳ suy thoái vì nền kinh tế suy yếu dễ bị ảnh hưởng hơn bởi những rạn nứt tài chính vốn trở thành hệ thống.

Đầu tuần này, căng thẳng trên thị trường tài chính giảm bớt đã tạo ra một số áp lực bán kỹ thuật đối với vàng. Hiện vàng đã mất ngưỡng $2000.

Thực ra, yếu tố gây áp lực lên vàng chính là kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể tăng lãi suất lần cuối vào tháng 5, đẩy lãi suất lên phạm vi từ 5,00% đến 5,25%. Mặc dù kỳ vọng ngắn hạn là cực kỳ biến động, nhưng thị trường vẫn mong đợi ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay.

Nhiều nhà phân tích từng bày tỏ lo ngại suy thoái kinh tế ngày càng tăng và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ buộc phải nới lỏng lãi suất trước khi kiểm soát được lạm phát. Sự mâu thuẫn đó sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong suốt những ngày còn lại của 2023.

Đồng thời, các nhà phân tích cũng cho rằng, dù căng thẳng đã giảm bớt nhưng cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn chưa thực sự biến mất. Một số nhà kinh tế lưu ý rằng không rõ các ngân hàng sẽ xử lý tỷ lệ vỡ nợ tín dụng tiêu dùng cao hơn như thế nào khi suy thoái kinh tế bắt đầu. WGC đã chỉ ra bất động sản thương mại là một rủi ro tiềm ẩn đối với lĩnh vực tài chính.

Một chút tự mãn, niềm tin vào các ngân hàng trung ương và khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán tạo nên một ly cocktail rất khó để tiêu hóa trong trường hợp khủng hoảng toàn diện. Nhưng vì những cuộc khủng hoảng như vậy gần như không thể tính toán thời gian, nên chiến lược nắm giữ vàng là hợp lý.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Tăng/giảm trái chiều, vàng nhẫn neo sát mốc 56,5 triệu đồng

Read Next

VIP Tin 24/7: SJC đứng im tại mốc 67 triệu đồng khi vàng thế giới giằng co quanh mốc 2.000 USD/ounce

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular