Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng nội địa cao chưa từng có tiếp tục tác động đến dự trữ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã bán một lượng đáng kể kim loại quý này vào tháng 5, đi ngược lại xu hướng phổ biến trên thị trường chung.
Trong báo cáo được công bố hôm thứ Tư, Krishan Gopaul, nhà phân tích cấp cao của Hội đồng Vàng Thế giới, cho biết các ngân hàng trung ương đã bán 27 tấn vàng trong tháng 5. Điều này xảy ra sau khi 69 tấn vàng chảy khỏi kho dự trữ toàn cầu vào tháng 4.
Mặc dù các ngân hàng trung ương đã bán ròng vào tháng trước, Gopaul nhấn mạnh việc ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ chủ đạo thúc đẩy xu hướng này. Theo WGC, họ đã bán 63 tấn vàng vào tháng trước. Gopaul viết trong báo cáo:
Kể từ tháng 3, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã bán gần 160 tấn, tương đương với lượng mà họ mua tích lũy trong 12 tháng trước đó. Nếu không tính tới động thái bán riêng lẻ của Thổ Nhĩ Kỳ, xu hướng tích cực gom mua của ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục.
Gopaul lưu ý rằng các yếu tố cụ thể đang thúc đẩy doanh số bán vàng của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay. Quốc gia này đã chứng kiến mức độ lạm phát quá khủng khiếp và người tiêu dùng liên tục muốn mua vàng để bảo vệ sức mua của họ.
Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải bán vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước, vì chính phủ đã thực hiện các bước hạn chế nhập khẩu vàng để kiểm soát thâm hụt thương mại.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến lạm phát giảm trong 8 tháng qua, nhưng vẫn ở mức rất cao, tăng 38,2% trong 12 tháng qua tính đến tháng 6.
Những quốc gia khác cũng tham gia vào xu hướng bán ròng bao gồm Ngân hàng Trung ương Uzbekistan khi xả 11 tấn vàng, Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan giảm dự trữ vàng 2 tấn và Ngân hàng trung ương Đức cũng bán 2 tấn vàng trong tháng 5.
Việc các ngân hàng mua vàng từ sản xuất trong nước – chẳng hạn như Uzbekistan và Kazakhstan – là không thông lệ, trong khi việc bán ra của Đức có thể liên quan đến chương trình đúc tiền xu của họ.
Về phía mua, Ngân hàng Quốc gia Ba Lan chiếm vị trí dẫn đầu động thái mua ròng trong tháng trước, tăng dự trữ thêm 19 tấn. Các giao dịch mua mới nhất đẩy dự trữ vàng của Ba Lan lên mức cao kỷ lục 263 tấn.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mua thêm vàng tháng thứ bảy liên tiếp, tăng dự trữ thêm 16 tấn trong tháng 5. Ngân hàng trung ương Singapore mua 4 tấn vàng. Ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Kyrgyzstan mỗi nước tăng dự trữ vàng thêm 2 tấn.
Gopaul cũng lưu ý rằng Nga đã tăng dự trữ vàng thêm 3 tấn; tuy nhiên, ông nói thêm rằng Quỹ tài sản quốc gia của Nga đã giảm lượng vàng nắm giữ 37 tấn kể từ đầu năm.
Có rất ít thông tin được công khai xung quanh hoạt động này, nhưng có ý kiến cho rằng việc bán vàng (và nhân dân tệ) đã được sử dụng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
Gopaul cũng xác nhận các báo cáo trước đó rằng ngân hàng trung ương Iran đã mua hơn 2 tấn vàng trong tháng 5.
Lướt qua tác động của Thổ Nhĩ Kỳ đối với nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương, các nhà phân tích đã nói rằng các hoạt động mua vàng nhất quán của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng cho đến năm 2023. Douglas Groh, Đối tác quản lý tại Sprott, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin Kitco News.
Các ngân hàng trung ương nối dài xu hướng mua vàng vì họ muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ của họ ngoài đồng đô la Mỹ. Đó sẽ là một xu hướng đang diễn ra. Đây không chỉ là sự kiện chỉ của năm 2023. Nhu cầu của ngân hàng trung ương thực sự đẩy mức giá sàn của vàng lên cao hơn.
Giavang.net