Lạm phát tại châu Âu đi xuống trong khi các số liệu về Mỹ cho thấy những yếu tố tiêu cực bắt đầu len lói vào thị trường lao động
- Châu Âu: Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 2 giảm 0,5% hàng tháng và tăng 13,2% hàng năm, tiêu cực hơn dự báo giảm 0,3% và tăng 13,3%.
- Mỹ: Đơn hàng nhà máy tháng 2 giảm 0,7% – tệ hơn dự báo giảm 0,5%. Số liệu tháng 1 điều chỉnh thành giảm 2,1%.
- Mỹ: Cơ hội việc làm của JOLTs tháng 2 đạt 9,931 triệu, thấp hơn dự báo là 10,4 triệu. Số liệu tháng 1 điều chỉnh còn 10,563 triệu.
- Mỹ: Chỉ số Rebook tăng 3,7% hàng năm.
- Mỹ: Đơn hàng nhà máy không tính vận chuyển tháng 2 giảm 0,3%; tốt hơn dự báo giảm 0,8%.
Phố Wall đóng phiên trong sắc đỏ, nhà đầu tư lo ngại số liệu việc làm
Thị trường chứng khoán Mỹ mở phiên 04/04 quanh tham chiếu nhưng không hề diễn biến tích cực như các phiên liền trước và mà xuất hiện áp lực bán chốt lời cổ phiếu. Các chỉ số không giảm quá sâu và chưa từng sụt hơn 1% trong cả ngày.
Đóng phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 198,77 điểm (tương đương 0,59%) xuống 33.402,38 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,58% còn 4.100,60 điểm. Cả 2 chỉ số này đều chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,52% xuống 12.126,33 điểm.
7/ 11 nhóm ngành chính của S&P 500 đều nhuốm sắc đỏ, trong đó các mã chứng khoán ngành công nghiệp và năng lượng lần lượt giảm 2,25% và 1,72%, dẫn đầu xu hướng giảm giá.
Giám đốc đầu tư tại IndexIQ ở New York, ông Sal Bruno nhận định số lượng cơ hội việc làm giảm, khiến giới đầu tư lo lắng rằng việc tuyển dụng diễn ra quá chậm, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, làm gia tăng nỗi lo suy thoái.
Tỷ giá
Chỉ số DXY hạ 0,47% về 101,569 khi nhà đầu tư tiếp tục bán tháo USD và tìm tới các tài sản trú ẩn như vàng, yên nhật.
- Cặp EUR/USD tiến 0,51% lên 1,09505.
- Cặp GBP/USD tăng 0,73% hạm 1,2500.
- Cặp USD/JPY mất 0,51% về 131,699.
Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm đóng phiên 04/04 ở mức 3,342 (-2,19%).
Dầu thô nhích nhẹ
Dầu thô tăng nhẹ sau khi thiết lập phiên giao dịch tốt nhất 1 năm qua. Thị trường trụ vững mốc 80USD cho thấy việc thu hẹp nguồn cung từ OPEC+ sẽ còn ảnh hưởng dai dẳng tới giá năng lượng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent nhích 1 xu lên 84,94 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 29 xu (tương đương 0,4%) lên 80,71 USD/thùng.
Tồn trữ dầu thô hàng tuần API giảm 4,346 triệu thùng, tốt hơn dự báo giảm 1,8 triệu thùng.
Vàng vượt đỉnh năm, cơ hội chinh phục đỉnh lịch sử đến rất gần
Thị trường vàng hưởng lợi từ đà giảm của đồng USD và lợi suất Trái phiếu Mỹ kì hạn 10 năm
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1,8% lên $2020,04/oz, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 09/3/2022 là $2024,79/oz vào đầu phiên. Hợp đồng vàng tương lai cộng 1,9% lên $2038,30/oz.
Quỹ SPDR Gold Trust không thực hiện giao dịch mua/bán trong phiên thị trường vàng vàng tăng mạnh.
Kết luận
Tiêu điểm của thị trường tài chính toàn cầu phiên 04/04 là đà tăng dựng đứng của vàng sau số liệu việc làm JOLTs. Kim loại quý vọt nhanh, chinh phục mức cao nhất năm 2023 tại $2024 và đóng cửa gần mức cao nhất ngày khẳng định phe mua đang chiếm hoàn toàn ưu thế.
Thị trường lao động Mỹ đã bắt đầu xuất hiện những yếu tố tiêu cực đầu tiên, hoạt động sản xuất giảm trong khi giá dầu tăng và rủi ro khủng hoảng ngành ngân hàng đang là vấn đề nổi cộm nhất trong rất nhiều vấn đề mà Fed phải quan tâm trước khi đưa ra quyết sách tiền tệ. Các chuyên gia đang cảnh báo rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ lớn hơn rất nhiều giai đoạn đầu năm, vì thế, việc lựa chọn vàng là nơi trú ẩn là bước đầu tiên của việc phòng vệ rủi ro mà nhà đầu tư có thể thực hiện.
Giavang.net