VIP Chuyên sâu: WGC bật mí 3 yếu tố nào thay đổi cục diện thị trường vàng trong 30 năm qua

Thị trường vàng đã có lịch sử 5.000 năm với vai trò là nơi cất giữ tài sản, cất giữ của cải giá trị của con người. Tuy nhiên, trong 30 năm qua, kim loại quý này đã trở thành tài sản toàn cầu cực kì thiết yếu trong một thế giới đầy bất ổn, theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới.

Hôm thứ Ba, WGC đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ra mắt báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng hàng quý và hàng năm. Báo cáo này xem xét tất cả các trụ cột của thị trường vàng, bao gồm nhu cầu vật chất trên thị trường toàn cầu, lực mua đồ trang sức theo nhu cầu của nhà đầu tư và động thái nắm giữ vàng của ngân hàng trung ương.

Trong cuộc phỏng vấn với Kitco News, Juan Carlos Artigas, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Hội đồng Vàng Thế giới, cho biết trong 30 năm qua, vàng đã phát triển để trở thành một thị trường mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Vàng mang đến cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới sự ổn định và tăng trưởng trong danh mục đầu tư của họ.

Vàng ở vị thế cao hơn nhiều một thị trường riêng biệt. Trong 30 năm qua, thị trường đã thay đổi rất nhiều và thực tế là vàng vẫn quan trọng hơn bao giờ hết.

Nếu nhìn vàng dưới góc độ tài sản thì WGC nhấn mạnh vàng đã tăng trong 30 năm qua, từ 330USD lên 1814USD vào cuối năm 2022. Các nhà phân tích cho biết:

Trong 30 năm qua, vàng có lợi nhuận trung bình hàng năm 5,8%. Với mức lợi nhuận này, vàng đã vượt trội so với tiền mặt, trái phiếu và hàng hóa. Vàng cũng duy trì mối tương quan trung bình rất thấp với chứng khoán, thậm chí còn tăng trong thời kỳ hỗn loạn và diễn biến tích cực trong 5/7 cuộc suy thoái gần đây, giúp các nhà đầu tư giảm bớt tổn thất cho danh mục đầu tư.

Artigas nói rằng điều làm cho vàng trở thành một tài sản ổn định và có giá trị chính là: vàng được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố trên thị trường tài chính.

Nếu chỉ có duy nhất một yếu tố thúc đẩy vàng, thì thị trường đã không bền vững suốt 30 năm qua.

Báo cáo lưu ý rằng trong những năm 1990, thị trường vàng chủ yếu bị chi phối bởi người tiêu dùng, trong đó tiêu thụ đồ trang sức và công nghệ chiếm phần lớn nhu cầu vàng. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, nhu cầu chế tạo chiếm khoảng 44% tổng thị trường vàng.

Các nhà phân tích tại WGC lưu ý rằng nhu cầu trang sức và công nghệ hiện là đối trọng với nhu cầu đầu tư và ngân hàng trung ương. Họ khẳng đinh:

Kết hợp lại, vai trò của vàng như một hàng hóa tiêu dùng và tài sản đầu tư củng cố bản chất kép độc đáo và vai trò hiệu quả của nó như một công cụ đa dạng hóa.

Vai trò của vàng trên thị trường tài chính đột ngột thay đổi vào năm 2003 khi các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng được ra đời. Các nhà đầu tư từ lúc đó có thể mua vàng giống như cách họ có thể mua cổ phiếu. Artigas cho biết:

Việc tiếp cận vàng trở nên dễ dàng hơn, những rào cản đáng kể của thị trường đã được dở bỏ.

Đồng thời, hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể số người trong tầng lớp trung lưu, nghĩa là càng nhiều người tiêu dùng có thể mua nhiều vàng hơn. Báo cáo cho biết trong những năm 1990, nhu cầu của châu Á chiếm khoảng 45% thị trường toàn cầu; ngày nay, khu vực này chiếm khoảng 60%.

Cụ thể, Ấn Độ và Trung Quốc chỉ chiếm dưới 20% tổng nhu cầu hàng năm cộng lại cách đây 30 năm. Ngày nay, hai quốc gia này chiếm gần 50%, báo cáo cho biết. Các nhà phân tích nhấn mạnh:

Đây là một minh họa rõ ràng về sự mở rộng của cải như một trong những động lực quan trọng nhất của nhu cầu vàng trong dài hạn.

Trung Quốc đã chứng kiến sự chuyển đổi lớn nhất trên thị trường vàng trong nước khi người tiêu dùng bị cấm mua vàng cho đến năm 2002. Bây giờ, Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất vàng hàng đầu toàn cầu.

Các nhà phân tích cho biết vai trò của Trung Quốc trong thị trường vàng toàn cầu ngày nay gần như không thể nhận ra so với 30 năm trước.

Sự chuyển đổi thứ ba trên thị trường vàng trong 30 năm qua là vai trò đổi mới của nó với tư cách là một kim loại tiền tệ quan trọng. WGC lưu ý rằng trong hai thập kỷ trước, các ngân hàng trung ương đã bán ròng kim loại quý. Ngân hàng Anh nổi tiếng nhất vì đã bán vàng liên tục từ năm 1999 đến 2002 khi giá được giao dịch ở mức thấp lịch sử.

Ngân hàng Canada là một ngân hàng trung ương lớn khác đã bán vàng của mình vào đầu những năm 2000.

Tuy nhiên, trong 13 năm qua, các ngân hàng trung ương đã quay trở lại mua ròng. Báo cáo cho biết năm 2022 ghi nhận lực cầu vàng từ các ngân hàng trung ương toàn cầu cao kỉ lục, họ đã mua mua 1.136 tấn vàng, mức mua cao nhất kể từ năm 1967. Đây là mức nhu cầu hàng năm cao thứ hai được ghi nhận kể từ những năm 1950, báo cáo cho biết.

Artigas cho biết nhu cầu của ngân hàng trung ương hiện chiếm khoảng 10% thị trường toàn cầu. Các nhà phân tích tại WGC cho biết:

Hiệu suất của vàng trong thời kỳ khủng hoảng, đặc điểm của nó là một kho lưu trữ giá trị trong dài hạn và tính thanh khoản cao của nó là tất cả những lý do chính khiến các ngân hàng trung ương muốn nắm giữ vàng.

Về tương lai của thị trường vàng trong 30 năm tới, Artigas đánh giá có rất nhiều cơ hội để thị trường vàng tăng trưởng. Ông lưu ý rằng khoảng cách giàu nghèo lớn trên thế giới có nghĩa là bất kỳ sự gia tăng nào trong tầng lớp trung lưu sẽ tạo ra nhu cầu mới đối với kim loại quý.

Ông nói thêm rằng các thị trường mới nổi vẫn còn tiềm năng chưa được khai thác hết.

Artigas cũng nói rằng công nghệ phát triển và thị trường kỹ thuật số mở rộng là những yếu tố giúp cho vàng càng trở nên phổ biến và quan trọng.

Có rất nhiều cách để thị trường vàng có thể phát triển. Có những ứng dụng thực sự và ngày càng tăng đối với vàng trong lĩnh vực công nghệ. Có rất nhiều điều đáng khích lệ và kì vọng về tương lai của vàng.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Điểm tin mà NĐT cần biết trong phiên 31/1

Read Next

VIP Tin 24/7: Vàng trong nước tiếp tục ‘hạ nhiệt’ cuối ngày vía Thần Tài khi vàng thế giới rớt mốc 55 triệu đồng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular