VIP Tin 24/7: Kỳ vọng lạm phát tăng; NĐT chốt lời vàng, chứng khoản chuyển sang bắt đáy USD

ĐIỂM TIN KINH TẾ NỔI BẬT phiên 14/04

  • Mỹ: Doanh số bán lẻ tháng 3 giảm 1% hàng tháng và tăng 2,94% hàng năm; tệ hơn dự báo giảm 0,4% và tăng 5,9%; tệ hơn số liệu tháng 2 là giảm 0,2% và tăng 5,9% tương ứng.
  • Mỹ: Doanh số bán lẻ lõi tháng 3 giảm 0,8% hàng tháng; tệ hơn dự báo giảm 0,3% và mức 0% của tháng 2.
  • Mỹ: Giá xuất khẩu tháng 3 giảm 0,3% hàng tháng; tệ hơn dự báo giảm 0,1%.
  • Mỹ: Chỉ số giá nhập khẩu tháng 3 giảm 0,6% hàng tháng; tệ hơn dự báo giảm 0,1%.
  • Mỹ: Kiểm soát bán lẻ tháng 3 giảm 0,3% hàng tháng.
  • Mỹ: Sản lượng công nghiệp tháng 3 tăng 0,4% hàng tháng và tăng 0,53% hàng năm; tốt hơn dự báo tăng 0,2% và giảm 0,9% tương ứng.
  • Mỹ: Sản lượng sản xuất tháng 3 giảm 0,5% hàng tháng – tệ hơn dự báo giảm 0,1%.
  • Mỹ: Tồn kho kinh doanh tháng 2 tăng 0,2% hàng tháng.
  • Mỹ: Hàng tồn kho kinh doanh tháng 2 tăng 0,2% hàng tháng – tốt hơn dự báo tăng 0,3%.
  • Mỹ: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 4 sơ bộ ở mức 60,3 – cao hơn dự báo 60.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát 5 năm của Michigan tháng 4 ở mức 2,9% – cao hơn dự báo 2,8%.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát của Michigan tháng 4 sơ bộ ở mức 4,6% – cao hơn dự báo là 3,5%.
  • Mỹ: Tâm lí tiêu dùng của Michigan tháng 4 sơ bộ ở mức 63,5 – cao hơn dự báo là 62.

Đà giảm phiên thứ Sáu không khiến phố Wall mất đà tăng tuần

Chứng khoán Mỹ duy trì sắc đỏ trong hầu hết phiên giao dịch cuối tuần dù các chỉ số không giảm quá sâu. Tại thời điểm thấp nhất trong phiên, chỉ số Nasdaq mất hơn 1% còn các chỉ số S&P và Dow Jones thì chỉ mất chưa đầy 0,9%. Dòng tiền có xu hướng chốt lời nhẹ cổ phiếu nhưng chưa thoát ra khỏi thị trường bởi giới đầu tư ngày càng đặt cược vào khả năng Fed sớm chấm dứt thắt chặt tiền tệ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones giảm 143,22 điểm (tương đương 0,42%) xuống 33.886,47 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,21% còn 4.137,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,35% xuống 12.123,47 điểm.

Thị trường ghi nhận sự phân hóa khá rõ khi cổ phiếu bất động sản tiện ích giảm hơn 1% trong khi cổ phiếu Tài chính dẫn đầu đà tăng điểm.

Mặc dù có phiên cuối tuần tiêu cực, Dow Jones vẫn ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp, cộng 1,2%. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng ghi nhận tuần tăng thứ 4 trong 5 tuần. S&P 500 tiến 0,79% trong tuần này, còn Nasdaq Composite tăng 0,29%.

Tỷ giá

Đóng phiên 14/04, Chỉ số DXY hồi phục 0,57% chạm ngưỡng 101,580 sau khi từng chạm mức thấp 100,788. Tính chung cả tuần, chỉ số DXY giảm 0,5% – thiết lập mạch giảm 5 tuần liên tục.

  • Cặp EUR/USD sụt 0,48% về ngưỡng 1,09931 – đánh mất hoàn toàn đà tăng giá ngày thứ Năm. Trong cả tuần, đồng EUR vẫn tăng 0,87% so với đồng bạc xanh, từng chạm mức cao nhất từ tháng 4 năm 2022 là 1,1075.
  • Cặp GBP/USD rơi mạnh 0,88% xuống 1,24124. Do đà giảm sâu ngày hôm qua, tính chung cả tuần, đồng bảng chỉ tăng 0,01% so với USD.
  • Cặp USD/JPY vọt 0,88% chạm ngưỡng 133,130. Tính chung cả tuần, cặp tỷ giá tăng tới 1,21%.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm chốt phiên 14/4 tại 3,517% (+1,97%). Tính chug cả tuần, lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm tăng 3,05% – hồi phục phần lớn đà giảm của tuần trước.

Dầu thô thiết lập mạch tăng 4 tuần liên tục

Giá dầu đi lên trong phiên cuối tuần, ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp sau khi cơ quan giám sát năng lượng của Phương Tây cho biết nhu cầu toàn cầu sẽ đạt cao kỷ lục trong năm nay do sự phục hồi tiêu thụ của Trung Quốc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 22 xu (tương đương 0,3%) lên 86,31 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 36 xu (tương đương 0,4%) lên 82,52 USD/thùng.

Dầu Brent tăng 1,5% trong tuần qua, còn dầu WTI vọt 2,4%. 4 tuần tăng cũng là chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 6/2022.

Trong báo cáo hàng tháng IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới thiết lập tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày một phần bởi tiêu thụ mạnh hơn tại Trung Quôc sau khi dỡ bỏ những hạn chế Covid tại đó. Nhu cầu nhiên liệu bay chiếm 57% mức gia tăng của năm 2023.

Cũng hỗ trợ giá dầu là số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ số nguồn cung trong tương lai, giảm tuần thứ 3 liên tiếp, theo công ty Baker Hughes. Số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 2 giàn xuống 588 giàn trong tuần này, thấp nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi số giàn khoan khí giảm 1 xuống 157 giàn.

Áp lực chốt lời quá mạnh, vàng rớt gần 2% trong phiên cuối tuần

Dù từng lên sát ngưỡng $2050 vào đầu phiên Á hôm nay, giá vàng lại giảm sâu trong phiên Mỹ khi nhà đầu tư chốt lời vàng và chuyển sang bắt đáy đồng USD.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay lùi 1,69% xuống $2005,35. Hợp đồng vàng tương lai mất 1,9% còn $2015,80/oz. Tính chung cả tuần, vàng mất 0,18% dù từng chạm mức cao nhất từ cuối tháng 3 năm ngoái là $2048.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust bán ra 2,89 tấn vàng trong ngày thứ Sáu. Lượng vàng nắm giữ của quỹ giảm còn 927,72 tấn. Quỹ đã liên tục bán ra 2 phiên, với khối lượng hơn 6,3 tấn.

Kết luận

Phiên hôm thứ Sáu, số liệu có tầm ảnh hưởng tới thị trường là Doanh số bán lẻ Mỹ; Kỳ vọng lạm phát và tâm lí tiêu dùng của Đại học Michigan. Dù rằng Doanh số bán lẻ Mỹ giảm, phản ánh thấy sức mua của nền kinh tế suy yếu do lãi suất tăng nhưng kì vọng lạm phát cao hơn dự báo đã khiến nhà đầu tư quay trở lại bắt đáy đồng USD và chốt lời các tài sản tăng cao như vàng, đồng yên.

Hiện tại, chúng tôi đánh giá dòng tiền vẫn tập trung vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng bởi lẽ nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện nhiều tín hiệu của sự rạn vỡ và tiến gần hơn tới bờ vực của suy thoái. Nếu Fed không sớm dừng chu kì thắt chặt tiền tệ, tình hình có thể trở nên tồi tệ nhanh hơn và khi đó các khoản đầu tư như vàng càng phát huy giá trị.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Vàng (XAU/USD) phản ứng ra sao với tin Bán lẻ – tâm lí tiêu dùng Michigan tối nay?

Read Next

Bảng giá vàng sáng 15/4: Giá mua giảm mạnh gấp đôi giá bán, các doanh nghiệp vàng lại đẩy cao chênh lệch mua – bán của SJC trong phiên cuối tuần

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular