VIP Chuyên sâu: Nhu cầu vàng toàn cầu giảm 13%, lực cầu yếu từ phía nhà đầu tư được bù đắp bởi hoạt động mua mạnh của NHTW – Hội đồng Vàng Thế giới

Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, thị trường vàng vẫn cân bằng và mạnh mẽ ngay cả khi nhu cầu vật chất toàn cầu giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, nhu cầu vàng toàn cầu đạt tổng cộng 1.080,80 tấn, giảm 13% so với quý I năm 2022, WGC cho biết trong báo cáo Xu hướng nhu cầu toàn cầu quý I được công bố hôm thứ Sáu.

Trong cuộc phỏng vấn với Kitco News, Juan Carlos Artigas, Trưởng phòng Nghiên cứu của WGC, nhận định thị trường vàng vẫn có sự hỗ trợ cơ bản vững chắc và một phần quan trọng trong khả năng phục hồi của thị trường nằm ở tiềm năng tăng trưởng của nó.

Trong khi nhu cầu chung của thị trường giảm 157,70 tấn trong quý đầu tiên, WGC lưu ý rằng khi xem xét (OTC), có thể không rõ ràng và khó tính toán, nhu cầu toàn cầu đã tăng 1%.

Artigas lưu ý rằng trong khi nhu cầu đầu tư vẫn khá im ắng trong quý đầu tiên, các xu hướng đang bắt đầu thay đổi khi sự bất ổn về kinh tế và sự bất ổn của thị trường tài chính thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn vào kim loại quý. Ông nói thêm rằng một yếu tố lớn thúc đẩy nhu cầu đầu tư vẫn là Cục Dự trữ Liên bang, ngày 03/05 đã chuyển sang lập trường chính sách tiền tệ trung lập hơn sau khi tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Ông nói:

Khi Fed tiếp tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát lạm phát, họ sẽ tạo ra áp lực lên các bộ phận khác của hệ thống tài chính, như chúng ta đã bắt đầu nhận thấy. Các hệ quả xấu có thể sáng tỏ tương đối nhanh chóng, vì vậy, bây giờ là lúc bạn muốn đảm bảo rằng mình đã có một số phòng ngừa rủi ro trong danh mục đầu tư. Hoàn toàn có lí do để nắm giữ một số vàng bây giờ.

Nhu cầu đầu tư tiếp tục có tác động đáng kể nhất đến thị trường vàng. Báo cáo cho biết tổng nhu cầu đầu tư giảm 51% xuống còn 273,7 tấn. Sự thay đổi đáng kể về lượng vàng nắm giữu hàng năm trong các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng là lực cản đáng kể nhất đối với nhu cầu đầu tư.

Trong quý đầu tiên của năm nay, các quỹ giao dịch trao đổi được đảm bảo bằng vàng đã chứng kiến dòng tiền chảy ra khiêm tốn ở mức 29 tấn. Dòng tiền ồ ạt chảy vào trong tháng 3 không thể bù đắp dòng tiền chảy ra trong tháng 1 và tháng 2.

Báo cáo lưu ý rằng đây là quý thứ tư liên tiếp dòng tiền chảy khỏi các ETF. Dòng vốn chảy ra khiêm tốn của quý I khác biệt đáng kể so với động thái mua ròng 270 tấn mà các quỹ ETF thực hiện trong quý I năm ngoái.

Artigas lưu ý rằng rất khó để so sánh năm 2023 với năm trước vì sự bất ổn về địa chính trị khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022 đã kích thích các ETF gom vàng điên cuồng. Đồng thời, cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn nhất, kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008, chỉ bắt đầu cho đến giữa tháng 3.

Mặc dù WGC kỳ vọng nhu cầu đầu tư sẽ vẫn tăng trong năm nay, nhưng họ cho biết thị trường chắc chắn cần một chất xúc tác vì dòng vốn đầu tư lớn vẫn chưa xuất hiện. Các nhà phân tích cho biết trong báo cáo:

Chúng tôi kỳ vọng dòng tiền vào các quỹ tín thác sẽ tích cực trong tương lai do trần lãi suất có vẻ đã được xác định chắc chắn hơn. Ngoài ra, tăng trưởng chậm lại đã khiến định giá cổ phiếu có vẻ bị thổi phồng quá mức và rủi ro địa chính trị vẫn tăng cao như hồi năm 2022, nếu không muốn nói là cao hơn.

Mặc dù các dấu hiệu cảnh báo sớm về suy thoái tại các nền kinh tế phát triển đang ngày một hiện rõ, tạo ra nền tảng cho vàng tăng giá, nhưng bản thân suy thoái kinh tế có thể không thành hiện thực cho đến cuối năm nay, khiến dòng vốn ETF có thể giảm đi một chút.

Một phân khúc tích cực trong lĩnh vực đầu tư là nhu cầu vàng thanh và tiền xu vật chất, đã tăng 5% lên 302,4 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3. Nhu cầu vàng thỏi và tiền xu được dẫn dắt bởi sự gia tăng mua hàng từ Trung Quốc, tăng lên 65,9 tấn trong quý đầu tiên, cao hơn 34% so với năm ngoái. Nhu cầu của Trung Quốc tăng ấn tượng sau động thái dỡ bỏ các chính sách nghiêm ngặt về COVID-19 của chính phủ.

Các nhà phân tích cho biết trong báo cáo:

Tết Nguyên đán tạo ra nhu cầu đầu tư vàng mạnh mẽ, đặc biệt là do giá vàng trong nước tăng mạnh, vượt trội so với các tài sản nội địa khác bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa. Hơn nữa, xu hướng tiết kiệm cao của người tiêu dùng cũng có thể làm tăng sự quan tâm của họ, vì vàng từ trước đến nay được coi là một phương tiện lưu trữ giá trị hiệu quả.

Nhu cầu ngân hàng trung ương tiếp tục thống trị thị trường

Tiếp tục xu hướng từ năm ngoái, nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương vẫn là trụ cột hỗ trợ chính cho thị trường vàng năm nay. WGC cho biết các ngân hàng trung ương đã mua lượng vàng kỷ lục 228,4 tấn trong quý đầu tiên của năm 2023, tăng 178% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, nhu cầu của khu vực chính thức trong quý đầu tiên giảm so với lượng mua trong quý III và quý IV năm ngoái. Đồng thời, các giao dịch mua trong 3 tháng đầu năm diễn ra sau khi các ngân hàng trung ương mua mức kỷ lục 1.078 tấn vào năm ngoái.

Artigas nói rằng xu hướng này tiếp tục làm nổi bật sự liên quan của vàng với tư cách là một kim loại tiền tệ. Ông nói thêm rằng mặc dù nhu cầu có thể không vượt quá mức kỷ lục của năm ngoái, nhưng vẫn được kỳ vọng sẽ vẫn mạnh mẽ.

Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ mua ròng vàng nói chung trong năm nay. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng các dự báo của chúng tôi không mong đợi mức mua tương tự như năm ngoái, một phần là do số lượng năm 2022 là quá lớn.

Các nhà phân tích lưu ý rằng, tương tự như hai quý trước năm 2022, các giao dịch mua của ngân hàng trung ương vào đầu năm chứa đựng một ước tính đáng kể cho hoạt động không được báo cáo. Họ viết:

Ý định luôn là một chỉ số hàng đầu để mua trong vài năm qua và các cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương của chúng tôi cho thấy xu hướng tích cực có rất ít thay đổi.

Nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức tại Trung Quốc, Ấn Độ sẽ trở lại?

Trụ cột chính thứ ba trên thị trường vàng là tiêu thụ đồ trang sức vẫn tương đối trầm lắng trong quý đầu tiên, tăng 1% lên 477,9 tấn. Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận sự chuyển biến tích cực đáng kể trên thị trường trang sức khi người tiêu dùng Trung Quốc mua 197,7 tấn trang sức vàng vào đầu năm, tăng 11% so với cùng kì năm 2022.

Các nhà phân tích cho biết:

Đây là quý I cao nhất đối với nhu cầu trang sức của Trung Quốc kể từ năm 2015 khi người tiêu dùng Trung Quốc có thể sử dụng ví tiền của họ để ăn mừng cuối cùng đã được giải phóng khỏi các biện pháp zero COVID.

Trong khi đó, tiêu thụ đồ trang sức của Ấn Độ giảm 17% xuống còn 78 tấn trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, Artigas lưu ý rằng thị trường đang bắt đầu thay đổi. Bất chấp sự sụt giảm trong quý I, ông nói thêm rằng nhu cầu trang sức đã phục hồi tốt hơn so với dự đoán của các nhà phân tích.

Các báo cáo ban đầu về Akshaya, Tritiya, một lễ hội quan trọng vào tháng 4 cũng bắt đầu một phần của mùa cưới, thực sự tốt hơn dự kiến. Có những kỳ vọng về sự suy yếu, đặc biệt là do hiệu suất giá mạnh như vậy.

Tại các thị trường phương Tây, nhu cầu trang sức vẫn bị kẹt giữa lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng và thị trường lao động ổn định. Các nhà phân tích chỉ ra:

Những lo ngại gia tăng xung quanh khả năng xảy ra suy thoái kinh tế đã làm giảm tâm lý người tiêu dùng, được hỗ trợ bởi thực tế rằng phân khúc cấp thấp là phần yếu nhất của thị trường. Tuy nhiên, bất chấp tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nhu cầu vẫn được hỗ trợ bởi sức mạnh liên tục của thị trường việc làm và bởi con số các đám cưới vẫn tăng cao do tồn đọng sau COVID.

Đánh giá triển vọng thị trường trong tương lai, Artigas cho biết các yếu tố cơ bản vững chắc đang hỗ trợ giá vàng khi kết thúc quý đầu tiên trên $2000 và gần đây đã đẩy lên mức cao kỷ lục trên $2085.

Sự đóng góp của các nhà đầu tư, người tiêu dùng và ngân hàng trung ương đang giúp vàng có được vị trí như ngày hôm nay. Sự đa dạng về nhu cầu đó là một trong những thế mạnh lớn nhất của vàng.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chiến lược: Phe mua (XAU/USD) khó phá mốc $2073 vì tin NFP?

Read Next

VIP Tin 24/7: NFP vượt xa dự báo; Vàng rơi gần 2%- Phố Wall và Dầu thô thăng hoa phiên cuối tuần

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular