VIP Tin 24/7: BOJ giữ nguyên lãi suất; CK châu Á có tuần tăng tốt nhất trong năm 2023

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG 16/06

Thị trường chứng khoán khu vực châu Á Thái Bình Dương đồng loạt tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 16/6, mở rộng xu hướng đi lên tuần thứ ba liên tục.

Dòng tiền tiếp tục chảy vào cổ phiếu khi giới đầu tư kỳ vọng về các biện pháp kích thích bổ sung từ Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng hơn 0,7% – thiết lập tuần tăng 2% thứ hai liên tiếp, do những lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc là nền tảng để mong đợi các gói kích thích tiếp theo. Các chỉ số khác cũng đều giao dịch tăng từ 0,3% – 1%.

Chứng khoán Nhật Bản đảo ngược đà giảm đầu phiên và xanh trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì chương trình kiểm soát đường cong lãi suất và lãi suất âm.

Hôm qua, S&P 500 có phiên tăng thứ sáu liên tục, mở rộng chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 11/2021. Nasdaq 100 đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, tình trạng quá mức hưng phấn quá mức của phố Wall cũng là điều mà nhà đầu tư cần lưu ý.

THÔNG TIN KINH TẾ

  • BofA hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc cả năm 2023 xuống 5,7% so với ước tính trước đó là 6,3%.
  • JPMorgan hiện kỳ vọng ECB sẽ đưa ra mức tăng lãi suất 25 BPS vào tháng 9 với lãi suất cuối kỳ lên 4%.
  • Nhật Bản: BoJ: Mức độ không chắc chắn xung quanh nền kinh tế Nhật Bản là rất cao.
  • Nhật Bản: BoJ: Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đang có xu hướng đi ngang.
  • Nhật Bản: BoJ: Kỳ vọng lạm phát đang đi ngang sau khi tăng cao.
  • Nhật Bản: BoJ: Cần giám sát thị trường tài chính và ngoại hối.
  • Nhật Bản: BoJ: Chúng tôi sẽ kiên nhẫn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
  • Nhật Bản: BoJ: Kỳ vọng lạm phát vẫn tương đối ổn định.
  • Nhật Bản: BoJ: CPI cơ bản dự kiến sẽ chậm lại vào giữa năm tài chính 2023.
  • Nhật Bản: BoJ: Nền kinh tế Nhật Bản đang được cải thiện.
  • Nhật Bản: BoJ: Nền kinh tế Nhật Bản được kỳ vọng sẽ phục hồi dần dần.
  • Nhật Bản: Phe đối lập Nhật bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các – Nikkei
  • Úc: Evans của Westpac dự báo lãi suất RBA sẽ đạt đỉnh 4,6% vào tháng 8.
  • Trung Quốc: Người phát ngôn NDRC Men Wei: Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách để tăng tiêu dùng.
  • Trung Quốc: PBoC đầu tư tổng cộng 40 tỷ nhân dân tệ vào hoạt động thị trường mở.
  • Trung Quốc: PBoC bán 42 tỷ nhân dân tệ hợp đồng repo ngược kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 1,9%.
  • Trung Quốc: PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 7,1289CNY ăn 1USD so với mức đóng cửa trước đó là 7,1225.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi cẩn thận thị trường ngoại hối.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Chuyển động ngoại hối quá mức là điều không mong muốn.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Không bình luận về giá trị ngoại hối.
  • Mỹ: Khoản tín dụng khác của Fed ở mức 180,5 tỷ USD vào ngày 14/6 so với 185,2 tỷ USD vào ngày 7/6.
  • Mỹ: Các khoản vay trong cửa sổ chiết khấu của Fed trị giá 3,62 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 14/6 so với mức trước đó 3,17 tỷ USD.
  • Mỹ: Các khoản vay tài trợ có kỳ hạn của ngân hàng Fed là 102,0 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 14/6 ao với mức trước đó 100,2 tỷ đô la.
  • Lipper: Các quỹ cho vay của Hoa Kỳ chứng kiến dòng chảy 87 triệu đô la trong tuần.
  • Mỹ: BofA nhận thấy lượng khách hàng mới tăng đột biến tại ngân hàng thương mại do các vấn đề khu vực
  • Mỹ: Thứ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Sec. Adeyemo: Không có đề xuất ngay lập tức để thay đổi giá trần 60 đô la một thùng đối với dầu của Nga bây giờ.
  • Nga: Gã khổng lồ năng lượng nhà nước của Nga sắp đạt được các thỏa thuận dài hạn để bán nguồn cung dầu đáng kể – WSJ.

CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ đáng chú ý

  • New Zealand: Chỉ số PMI của Business NZ tháng 5 đạ 48,9 – thấp hơn dự báo là 50,2. Tin xấu cho NZD.
  • Singapore: Hàng hóa xuất khẩu không phải là dầu tháng 5 giảm 14,6% hàng tháng; tệ hơn nhiều dự báo giảm 0,8% và mức tăng 26% của tháng 4.
  • Singapore: Hàng hóa xuất khẩu không phải là dầu tháng 5 giảm 14,7% hàn năm, tệ hơn nhiều dự báo giảm 9,1% và mức giảm 9,8% của tháng 4.
  • Singapore: Cán cân mậu dịch đạt 5,491 tỷ SGD, tệ hơn dự báo là 5,982 tỷ SGD.
  • Hàn Quốc: Chỉ số PCSI từ Thomson Reuters IPSOS tháng 6 tăng 39,66 hàng tháng.
  • Úc: Chỉ số PCSI từ Thomson Reuters IPSOS tháng 6 tăng 49,94 hàng tháng.
  • Nhật Bản: Chỉ số PCSI từ Thomson Reuters IPSOS tháng 6 tăng 38,92 hàng tháng.
  • Trung Quốc: Chỉ số PCSI từ Thomson Reuters IPSOS tháng 6 tăng 69,14 hàng tháng.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Phiên tăng manh nhất gần nửa tháng, vàng Nhẫn áp sát 56,8 triệu đồng, biên độ mua – bán tăng vọt

Read Next

VIP Tin 24/7: SJC quay đầu giảm khi vàng thế giới vượt 1.960 USD, chênh lệch giữa hai thị trường thu hẹp hơn nửa triệu đồng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular