Bảng giá vàng sáng 1/4: Cuối tuần, doanh nghiệp vàng có động thái gia tăng chênh lệch mua – bán của SJC

Tóm tắt

  • Diễn biến không mấy tích cực, SJC sáng cuối tuần đi ngang hoặc giảm 50-150.000 đồng/lượng.
  • Giá mua biến động từ 66,3-66,4 triệu đồng, giá bán dao động quanh mốc 67 triệu đồng.
  • Chênh lệch mua – bán có chiều hướng gia tăng tại một số đơn vị.

Nội dung

Lúc 9h30 sáng, giá vàng miếng tại SJC Hà Nội giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua và 50.000 đồng/lượng chiều bán so với giá chốt phiên trước, giao dịch mua – bán niêm yết tại mốc 66,30 – 67,02 triệu đồng/lượng. Giá mua giảm mạnh hơn giá bán, chênh lệch mua – bán của SJC tăng lên mức 700.000 đồng, từ 600.000 đồng ngày hôm qua.

Tương tự, SJC Hồ Chí Minh cũng có xu hướng điều chỉnh giảm mạnh hơn ở chiều mua vào. Cụ thể, chiều mua giảm 150.000 đồng/lượng, chiều bán giảm 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm trước, giao dịch mua – bán niêm yết tại mốc 66,30 – 67,00 triệu đồng/lượng.

DOJI Hà Nội, giá vàng đi ngang cả hai chiều mua – bán so với chốt phiên thứ Sáu, giao dịch đứng yên tại mốc 66,35 – 67,05 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra.

Cùng diễn biến, DOJI Hồ Chí Minh giữ giao dịch mua – bán tại mốc 66,40 – 67,00 triệu đồng/lượng, giá mua và bán đi ngang so với chốt phiên trước đó.

Hệ thống Phú Quý, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 66,35 – 67,00 triệu đồng/lượng, mua vào và bán ra cùng giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.

Mất 70.000 đồng/lượng chiều mua và 50.000 đồng/lượng chiều bán, giá vàng miếng SJC tại BTMC hiện có mức giao dịch ở mốc 66,38 – 66,97 triệu đồng/lượng (MV – BR).

Bảng so sánh giá vàng SJC sáng 1/4

Trong đầu tư vàng, các chính sách tài khóa của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào?

  • Chính sách tiền tệ: Chính phủ có thể điều chỉnh lãi suất, tăng giảm nguồn cung tiền tệ và thực hiện các biện pháp khác để ổn định nền kinh tế. Những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến giá vàng. Nếu lãi suất tăng, giá vàng sẽ giảm vì đầu tư vào vàng sẽ không sinh lợi nhuận bằng đầu tư vào các khoản đầu tư khác.
  • Chính sách thuế: Chính phủ có thể áp đặt thuế nhập khẩu và xuất khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến giá vàng. Nếu chính phủ tăng thuế nhập khẩu và xuất khẩu vàng, giá vàng có thể tăng vì nguồn cung giảm, còn nếu chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng hoặc thuế thu nhập cá nhân, giá vàng có thể giảm vì tác động tiêu cực đến nền kinh tế và lạm phát.
  • Chính sách tài khóa: Chính phủ có thể điều chỉnh ngân sách, chi tiêu công và tín dụng để ổn định nền kinh tế. Những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến giá vàng. Nếu chính phủ tăng chi tiêu công, ngân sách thiếu hụt và lãi suất tăng, giá vàng sẽ giảm. Nếu chính phủ giảm chi tiêu công và tăng ngân sách dư thừa, giá vàng có thể tăng.

Tóm lại, các chính sách tài khóa của chính phủ có thể ảnh hưởng đến đầu tư vàng bằng cách ảnh hưởng đến lãi suất, nguồn cung và giá trị của đồng tiền. Điều này có thể làm thay đổi tâm lý đầu tư của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến giá vàng.

Giavang.net

Read Previous

NÓNG: NHNN hạ lãi suất ngày cuối quý I, ban hành 5 quyết định cùng lúc

Read Next

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Cùng nhịp giảm chung, vàng nhẫn ‘gồng mình’ giữ mốc 56 triệu đồng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular