Vàng, theo truyền thống, là một biện pháp phòng ngừa lạm phát và một khoản đầu tư trú ẩn trong thời kỳ thị trường khó khăn. Thế nhưng, rõ ràng vàng không phải là một khoản đầu tư hiệu quả trong năm nay.
Lạm phát tại Mỹ đã tăng rất mạnh trong năm 2022. Chỉ số Giá tiêu dùng Mỹ tháng 7 tăng 8,5% so với cùng kì năm ngoái, thấp hơn một chút so với mức 9,1% của tháng 6. Cho dù thị trường chứng khoán Hoa Kỳ gần đây hồi phục rất ấn tượng, chỉ số S&P 500 vẫn giảm 10% so với mức giá đầu năm. Đồng thời, kẻ thù lý thuyết của vàng, bitcoin – mà một số chuyên gia gọi là “vàng kỹ thuật số” – giảm gần 50% trong năm.
Tất cả những điều này đều gợi ý về một nền tảng hoàn hảo để vàng vượt trội hơn, phải không? Thế nhưng mọi lí thuyết đều SAI.
Mặc dù vàng không phải là loại tài sản hoạt động kém nhất, nhưng nó không hề là khoản đầu tư có lời. Giá vàng đã giảm hơn 3% kể từ ngày 1/1 năm nay. Cổ phiếu công ty khai thác vàng NYSE Arca cũng giảm hơn 16% trong năm.
Nguyên nhân nào khiến vàng không phải là lựa chọn tốt lúc này?
Đầu tiên, vàng được định giá bằng đô la Mỹ. Vì vậy, đồng đô la càng mạnh thì càng cần ít đô la để mua một ounce vàng. Điều này khiến cho vàng giảm giá tương đối.
Trong khi lạm phát của Hoa Kỳ đang tăng nóng, Cục Dự trữ Liên bang cũng hành động quyết liệt không kém. Và quan trọng hơn, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào các đợt tăng lãi suất hơn nữa trong tương lai. Trong khi nhiều nhà kinh tế tin rằng Fed đã đi sau đường cong trong việc ‘bình thường hóa’ lãi suất, thì trên cơ sở tương đối, Fed đã hành động nhanh hơn so với các ngân hàng trung ương quốc gia khác về TĂNG LÃI SUẤT.
Lãi suất tại Mỹ tương đối cao so với các quốc gia khác đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ và củng cố đồng đô la. Tính đến nay, đồng đô la đã tăng hơn 11% so với đồng euro và vọt hơn 16% so với đồng yên.
Sức mạnh của đồng đô la đã giới hạn hiệu quả hoạt động của vàng một cách hiệu quả.
Một yếu tố cản trở khác đối với vàng là lãi suất. Việc Fed tăng lãi suất cũng đã làm giảm giá trái phiếu. Điều này có nghĩa là lợi suất của các loại công cụ thu nhập cố định khác, chẳng hạn như nợ của chính phủ, công ty, thành phố và người tiêu dùng, sẽ tăng lên khi giá của chúng giảm xuống. Sự thay đổi như vậy làm cho trái phiếu trở thành một khoản đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn.
Lãi suất cao có lẽ là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến vàng. Vàng, như một loại hàng hóa, thì không đem lại bất kì khoản lãi hay lợi suất nào. Vì vậy, lợi suất trái phiếu cao hơn thì nhà đầu tư càng không có lí nào mua vàng.
Kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại gần $2100 vào năm 2020, vàng đã liên tục giảm giá.
Vậy, sức hấp dẫn của vàng có phải là một loại tài sản phòng ngừa lạm phát và trú ẩn hay không?
Nó phụ thuộc vào việc bạn đang đứng ở góc nhìn nào đối với triển vọng của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Nhận định về kinh tế Mỹ
Lập luận chống lại vàng nằm ở niềm tin rằng ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất và giúp nền kinh tế Mỹ ‘hạ cánh an toàn’ và tránh suy thoái sâu.
Đó thực sự là luận điểm của Capital Economics. Họ dự báo giá vàng cuối năm là $1650. So với giá vàng hiện tại, mức giá dự báo này không quá thấp. Với Capital Economics, vàng đi xuống là do đồng đô la mạnh lên và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm nằm trong phạm vi 3%.
Cho đến nay, đó là con đường mà Fed hy vọng nền kinh tế quốc gia sẽ đi theo. Biên bản cuộc họp tháng 7 cho thấy các nhà hoạch định chính sách có ý định tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ đến mức có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế. Mặc dù chỉ là lên kế hoạch, thế nhưng ranh giới giữa việc hạn chế tăng trưởng và gây ra tình trạng suy thoái sâu là cực kì mỏng manh.
Nhưng nếu bạn tin rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ diệt vong và ngân hàng trung ương sẽ chịu áp lực phải hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng, thì giá vàng có thể sẽ tăng cao hơn.
Lập luận này từng được đưa ra bởi nhà kinh tế học Nouriel Roubini – có biệt danh là “Dr. Doom”. Ông đã chia sẻ góc nhìn như vậy trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg TV.
Roubini nhận thấy hai lựa chọn cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Một là Fed mạnh tay tăng lãi suất lên phạm vi 4–5,0%, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Lựa chọn khác là lạm phát cao duy trì trên 8% với lãi suất tương đối thấp hơn vì Fed sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng tăng lãi suất hoặc thậm chí giảm lãi suất do nền kinh tế yếu đi.
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs & Co. cũng tin rằng Hoa Kỳ khó tránh khỏi một cuộc suy thoái sâu.
Lạm phát tương đối cao và lãi suất tương đối vừa phải. Đó là môi trường chín muồi để giá vàng tăng giá.
Giavang.net