VIP Chuyên sâu: Dự báo GDP Mỹ quý I tối nay: Dấu hiệu suy thoái tiềm ẩn có thể hỗ trợ Đô la Mỹ?

Tóm tắt

  • GDP Mỹ quý I được dự báo đạt 2% hàng năm.
  • Giá trị đồng Đô la Mỹ có thể sẽ tiếp tục được xác định bởi nhận thức rủi ro.
  • Sau khi Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố dữ liệu GDP – Nhà đầu tư cần quan tâm báo cáo kết quả kinh doanh quý I.

Phân tích

Báo cáo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I của năm 2023, do Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) công bố vào ngày 27/4, dự kiến sẽ cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ mở rộng với tốc độ hàng năm là 2,0%, sau mức tăng trưởng 2,6% được ghi nhận trong báo cáo GDP quý IV năm 2022.

Đồng đô la Mỹ (USD) đã rớt mạnh so với các đối thủ chính kể từ đầu tháng 3 sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon. Biến cố ngành ngân hàng Mỹ nghiêm túc nhắc nhở thị trường về tác động tiêu cực của chính sách thắt chặt tiền tệ mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) áp dụng hơn một năm qua đối với các điều kiện tài chính. Ước tính GDP quý I lần đầu tiên sẽ cung cấp manh mối mới về tình trạng của nền kinh tế Hoa Kỳ vào đầu năm 2023 và ảnh hưởng sâu sắc tới nhận định thị trường về hướng đi của Fed, qua đó tác động tới vị thế đồng USD.

Mức 2% có ý nghĩa thế nào với GDP Mỹ quý I?

Tiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày hôm nay là GDP quý I của Mỹ, công bố vào lúc 12:30 GMT. Ước tính đầu tiên dự kiến cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 2,0% với tốc độ hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 1 – tháng 3.

Yohay Elam, Nhà phân tích cấp cao của FXStreet, cho rằng thị trường sẽ chú ý đến mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm trong hoạt động kinh tế của quý đầu tiên.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, nhưng tốc độ bao nhiêu là rất quan trọng. GDP giảm tốc xuống mức 2% sẽ là điểm hấp dẫn đối với thị trường – nền kinh tế vẫn mở rộng và ít có nguy cơ suy thoái sắp xảy ra. Nó sẽ đại diện cho sự trở lại với các số liệu tăng trưởng GDP “bình thường mới” đặc trưng cho thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính.

Ngược lại, nếu số liệu cao hơn 2% và thậm chí rất cao sẽ làm dấy lên lo ngại về việc Fed tăng lãi suất hơn nữa, trong khi tốc độ tăng trưởng quá thấp sẽ làm gia tăng lo lắng về suy thoái kinh tế. 2% ở giữa sẽ là “Goldilocks” cho thị trường và bất lợi cho Đô la Mỹ.

Khi nào báo cáo GDP được công bố và nó có thể ảnh hưởng đến EUR/USD như thế nào?

Báo cáo GDP dự kiến được công bố vào lúc 12:30 GMT vào thứ Năm. Đồng đô la Mỹ hiện đã rớt về mức thấp nhiều tháng so với đồng Euro trong bối cảnh triển vọng chính sách tiền tệ có phần khác nhau giữa Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Fed.

Mặc dù dữ liệu quý I có thể ảnh hưởng rất ít đến kỳ vọng của thị trường về động thái chính sách tiếp theo của Fed, nhưng nó có thể làm dấy lên lo ngại về việc nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm nay hay không. Trong kịch bản đó, câu chuyện “xoay trục chính sách” của Fed có thể trở lại và buộc USD rơi vào trạng thái bị bán.

Nếu GDP của Hoa Kỳ bất ngờ tăng cao hơn 2% thì thị trường có thể lại trở lại câu chuyện đặt cược Fed nâng lãi suất thêm nữa, đồng bạc xanh sẽ hồi phục, ít nhất là theo phản ứng tức thì.

Theo Công cụ FedWatch của Tập đoàn CME, các thị trường gần như đang định giá đầy đủ về một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) nữa của Fed tại cuộc họp chính sách ngày 2-3 tháng 5 nhưng có xác suất hơn 80% rằng sẽ có ít nhất một đợt hạ lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) sau cuộc họp tháng 9.

Eren Sengezer, Nhà phân tích cấp cao tại FXStreet, chia sẻ triển vọng kỹ thuật của ông đối với EUR/USD:

Chỉ báo Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) trên biểu đồ hàng ngày duy trì ở mức gần 60, cho thấy rằng EUR/USD có nhiều dư địa tăng giá hơn trước khi chuyển sang trạng thái quá mua về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, khoảng cách giữa Đường trung bình động đơn giản (SMA) 20 và đường SMA 50 tiếp tục mở rộng sau đường chéo vàng được thấy vào đầu tháng 4, ủng hộ quan điểm tăng giá.

Eren cũng chỉ ra các mức kỹ thuật chính cho cặp tiền này:

1,1100 (mức tâm lý) phù hợp với mức kháng cự tiếp theo cho cặp tiền trước khi EUR/USD chạm tới 1,1160 (mức tĩnh từ tháng 3/2022). Nếu đóng phiên trên mức 1,116, cặp tiền có thể đối mặt với mức ngưỡng cản trung gian ở mức 1,1200 (mức tâm lý, mức tĩnh) trước khi nhắm mục tiêu 1,1300 (mức tâm lý, mức tĩnh).

Ở chiều giảm, vùng 1,1000 (SMA 20 ngày, mức tâm lý) hình thành hỗ trợ đầu tiên trước 1,0900 (mức tĩnh) và khu vực 1,0780/1,0760 (SMA 50 ngày, SMA 100 ngày).

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Điểm tin mà NĐT CẦN biết trong phiên 27/4

Read Next

VIP Tin 24/7: GDP Mỹ quý I chỉ 1,1% – Phố Wall tăng mạnh về cuối phiên. SPDR xả gần 4 tấn vàng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular