VIP Chuyên sâu: Tại sao các ngân hàng trung ương gom mua vàng với số lượng khủng nhất 55 năm qua?

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương bắt đầu dành sự chú ý lớn tới vàng từ năm ngoái. Họ đã gom mua tổng cộng 1.136 tấn – xác nhận động thái mua ròng nhiều nhất từ năm 1967. Đây cũng là mức cao thứ hai được ghi nhận kể từ năm 1950 và tăng hơn 150% so với năm 2021.

Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng quý IV của WGC tiết lộ rằng các ngân hàng trung ương đã mua thêm 417 tấn vàng, sau lượng mua lớn 445 tấn của quý III. WGC cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Ba:

Sự không chắc chắn về địa chính trị và lạm phát cao là những lý do chính để nắm giữ vàng.

Các ngân hàng trung ương cực kì quan tâm vàng bởi cách nó hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng cũng như vai trò của nó như một kho lưu trữ giá trị dài hạn. Báo cáo chỉ ra:

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi năm qua là một năm bị ảnh hưởng bởi bất ổn địa chính trị và lạm phát cao tràn lan, các ngân hàng trung ương chọn tiếp tục bổ sung vàng vào kho dự trữ với thái độ cực kì quyết liệt.

Trong lần cuối mà các Ngân hàng trung ương gom rất rất nhiều vàng, đồng USD vẫn được hỗ trợ bởi vàng – thời giai đoạn Bảng vị Vàng. Juan Carlos Artigas, Toàn cầu Trưởng phòng Nghiên cứu tại Hội đồng Vàng Thế giới, chia sẻ với hãng tin Kitco News:

Các giao dịch mua của ngân hàng trung ương đang làm nổi bật thực tế rằng vàng vẫn là một tài sản rất quan trọng trong hệ thống tiền tệ. Mặc dù vàng không còn hỗ trợ bởi tiền tệ nữa, nhưng nó vẫn đang được sử dụng. Tại sao? Bởi vì nó là một tài sản thực sự.

Hầu hết trong tổng số 1.136 tấn vàng được mua “không được thông báo chi tiết”, báo cáo cho biết. WGC nhấn mạnh:

Quý IV cũng như quý III, số liệu là sự kết hợp của các giao dịch mua được báo cáo và ước tính đáng kể cho hoạt động mua không được báo cáo.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia gom vàng mạnh mạnh nhất năm 2022

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã mua nhiều vàng nhất trong số tất cả các ngân hàng trung ương vào năm 2022 khi họ mong muốn tìm kiếm biện pháp bảo vệ khỏi lạm phát không được kiểm soát. Dự trữ vàng chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 148 tấn lên 542 tấn, xác lập mức cao nhất trong lịch sử.

Vào mùa thu, lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 85% trước khi giảm xuống 64% vào tháng 12. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số rất ít ngân hàng cắt giảm lãi suất vào năm 2022, đưa lãi suất cơ bản từ 14% xuống 9%.

Trung Quốc cũng là điểm nhấn quan trọng của thị trường vàng năm 2022. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) lần đầu tiên nối lại hoạt động mua vàng kể từ năm 2019 bằng cách mua thêm 62 tấn trong tháng 11, tháng 12 và lần đầu tiên nâng tổng dự trữ vàng lên hơn 2.000 tấn. Báo cáo cho biết thêm:

Thông báo mới nhất này có ý nghĩa quan trọng với vàng. Trong lịch sử, Trung Quốc là một người mua vàng lớn. Họ tích lũy được 1.448 tấn từ năm 2002 đến 2019.

Các nước ở Trung Đông cũng tăng cường mua vàng, với Ai Cập gom 47 tấn, Qatar mua 35 tấn, Iraq gom 34 tấn, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mua 25 tấn và Oman tích lũy thêm 2 tấn.

Ở Trung Á, Uzbekistan đã bổ sung 34 tấn vào dự trữ vàng vào năm 2022, tiếp theo là Cộng hòa Kyrgyzstan với 6 tấn và Tajikistan với 4 tấn.

Ấn Độ đã mua 33 tấn vào năm 2022, thấp hơn 57% so với năm trước. Báo cáo của WGC ghi nhận:

Việc can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng rupee trong năm 2022 đã khiến dự trữ ngoại hối giảm 70 tỷ đô la Mỹ, điều này có thể ảnh hưởng đến việc mua vàng của ngân hàng trung ương Ấn Độ. Dự trữ vàng của ngân hàng hiện ở mức 787 tấn (8% tổng dự trữ).

Ngân hàng trung ương Ireland cũng gom mua vàng vào năm 2022, bổ sung thêm 3 tấn vào kho dự trữ trong quý IV.

Dù lực mua vàng trên toàn cầu năm ngoái là rất khủng, vẫn có quốc gia bán ra vàng. Kazakhstan là người bán lớn nhất, giảm 51 tấn vàng nắm giữ.

Đức đã bán được 4 tấn vì chương trình đúc tiền xu đang diễn ra. Sri Lanka giảm 3 tấn dự trữ, tiếp theo là Ba Lan, Philippines và Mông Cổ, mỗi nước bán 2 tấn. Những quốc gia khác bán ít nhất một tấn là Bosnia và Herzegovina, Campuchia và Bhutan.

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục mua vàng từ các nhà sản xuất trong nước vào năm ngoái. Nhưng không có thông tin cập nhật nào được cung cấp kể từ khi ngân hàng trung ương bán 3 tấn vàng vào tháng 1 năm 2022.

Triển vọng năm 2023

WGC thừa nhận rằng sẽ khó để lực mua vào của các ngân hàng trung ương lặp lại tốc độ trong năm 2023 do quy mô lịch sử của các giao dịch mua. Báo cáo cho biết:

Cũng hợp lý khi tin rằng nhu cầu của ngân hàng trung ương vào năm 2023 có thể khó đạt được mức đã đạt được vào năm 2022. Tổng dự trữ tăng chậm lại có khả năng gây áp lực lên một số ngân hàng trung ương, làm giảm khả năng phân bổ vàng của họ. Do đó, chúng tôi cho rằng có khả năng việc mua vàng năm 2023 của các Ngân hàng trung ương sẽ vừa phải hơn.

WGC cũng lưu ý rằng nhu cầu của ngân hàng trung ương rất khó dự đoán vì nó thường được điều khiển bởi chính sách. WGC bình luận: “báo cáo chậm trễ của một số ngân hàng trung ương có nghĩa là chúng ta cần áp dụng mức độ không chắc chắn cao cho kỳ vọng của mình, chủ yếu là theo chiều hướng tăng.”

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Tăng/giảm trái chiều tới gần nửa triệu, vàng nhẫn về mức tương đương với vàng thế giới

Read Next

VIP Chuyên sâu: Adrian Day: Sau tối nay, vàng dễ giảm vì ông Powell sẽ nói nhiều điều ‘khó nghe’

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular