VIP Chuyên sâu: Thị trường đang định giá trong ‘sự mâu thuẫn không bền vững’ – Goldman Sachs

Goldman Sachs gửi lời cảnh báo tới các nhà đầu tư dự đoán giá hàng hóa giảm do tăng trưởng kinh tế chậm hơn rằng họ có thể đã sai lầm. Họ đưa ra dự báo mà lại đang bỏ qua vấn đề nguồn cung thiếu hụt và lạm phát hàng hóa dai dẳng.

Jeffrey Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa, cùng nhóm chuyên gia tại Goldman cho biết trong một ghi chú tuần trước rằng:

Ngày nay, các thị trường hàng hóa dường như có những kỳ vọng phi lý, khi giá cả và hàng tồn kho cùng giảm, nhu cầu thì vượt xa kỳ vọng trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ.

Thị trường hàng hóa đã chuyển từ tích trữ nguồn cung sang tồn kho, với kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ khiến giảm nhu cầu và bổ sung thêm nguồn cung. Currie cảnh báo:

Tuy nhiên, nếu điều này chứng minh là không chính xác và nguồn cung dư thừa không thành hiện thực như chúng ta mong đợi, thì cuộc tranh giành hàng dự trữ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm, đẩy giá cao hơn đáng kể vào mùa thu này. Điều này có khả năng buộc các ngân hàng trung ương phải tạo ra một đợt thắt chặt tiền tệ dài hơn để cân bằng thị trường hàng hóa.

Sau các số liệu lạm phát Mỹ tuần trước đều thấp hơn kì vọng, các thị trường đang kì vọng về một sự ‘hạ cánh an toàn’ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ. Nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn đủ tốt khi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục thắt chặt vào năm 2023. Currie và các đồng nghiệp của ông chia sẻ:

Theo quan điểm của chúng tôi, các thị trường vĩ mô đang định giá một sự mâu thuẫn không bền vững – rất khó để chính sách tiền tệ ôn hòa đi, Fed đổi chiều chính sách tiền tệ, kỳ vọng lạm phát giảm và kéo theo hàng tồn kho giảm. Có rủi ro lớn đối với giá hàng hóa trong kịch bản tăng trưởng bền vững, tỷ lệ thất nghiệp thấp và sức mua hộ gia đình ổn định.

Một số dấu hiệu cho thấy lạm phát hàng hóa vẫn tồn tại lâu hơn bao gồm giá dầu thô, vẫn tăng khoảng 30% so với một năm trước. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đợt nắng nóng mùa hè cực điểm mà châu Âu đang phải trải qua kết hợp với nguồn cung khí đốt tự nhiên bị thắt chặt đã thúc đẩy nhu cầu dầu khi sản xuất điện.

Currie cho biết thêm, một cảnh báo lạm phát hàng hóa khác có thể là các tín hiệu hỗn hợp do chính thị trường gửi đi. Theo các chuyên gia từ Goldman:

Ngày nay, thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa đang báo hiệu cho các nhà đầu tư nhu cầu dai dẳng hơn và lạm phát hàng hóa cao hơn, trong khi tỷ lệ và đường cong lạm phát đang báo hiệu sự suy giảm và suy yếu của nền kinh tế sắp xảy ra. Cho đến khi chúng ta thấy các yếu tố cơ bản về hàng hóa thực tế dịu lại, chúng ta vẫn phải chứng kiến giá cao.

Trong tương lai, có vẻ như một cuộc suy thoái hàng hóa sẽ không xảy ra, bởi nhu cầu tăng mạnh đối với dầu, đồng, nhôm và đậu nành. Các nhà phân tích tại Ngân hàng nhấn mạnh:

Trên thực tế, trong số các mặt hàng chính, chỉ có nhu cầu về ngô và quặng sắt dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới, do nhu cầu thức ăn chăn nuôi bị phá hủy và lĩnh vực bất động sản yếu kém của Trung Quốc dẫn đến sự suy yếu liên quan đến vi mô.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Lợi suất và USD sẽ hạ knock out vàng về $1650 cuối năm nay

Read Next

VIP Tin 24/7: Đà giảm được thu hẹp, SJC trở lại mốc 67 triệu đồng, chênh lệch với giá vàng thế giới lùi xuống 16,4 triệu đồng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular