VIP Tin 24/7: CK Nhật Bản tạo lực đẩy cho MSCI, cổ phiếu Trung Quốc – Úc giảm sau loạt tin xấu

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG 16/05

Chứng khoán châu Á phiên thứ Ba 16/05 có sự phân hóa khi cổ phiếu Nhật Bản tăng còn các thị trường khá đa phần giao dịch trong sắc đỏ.

Chứng khoán Trung Quốc và Úc dù mở phiên quanh tham chiếu nhưng lại gặp áp lực bởi các số liệu kinh tế không mấy khả quan đến từ nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.

Theo số liệu thống kê, chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động công nghiệp Trung Quốc tăng chậm hơn dự báo trong tháng 4. Những tin tức này xác nhận những gì dữ liệu tín dụng/nhập khẩu/số liệu lạm phát luôn gợi ý – rằng nhu cầu trong nước yếu, cần phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa vào một thời điểm nào đó và đồng nhân dân tệ có thể vẫn chịu áp lực, dẫn quan điểm ông Fiona Lim, chiến lược ngoại hối tại Malayan Banking BHD. ở Singapore.

Chỉ số chứng khoán châu Á MSCI tiếp tục tăng, chủ yếu là bởi chỉ số Topix của Nhật Bản đang trên đà đạt mức cao nhất kể từ năm 1990. Goldman Sachs lưu ý rằng các nguyên tắc cơ bản vững chắc và hy vọng cải cách cơ cấu chứng minh cho vị thế tăng giá đối với chứng khoán Nhật Bản.

THÔNG TIN KINH TẾ

  • Morgan Stanley cân nhắc cắt giảm 7% việc làm tại ngân hàng đầu tư châu Á.
  • Trung Quốc: Cục Thống kê: Giá tiêu dùng có thể tăng đều trong nửa cuối năm khi nền kinh tế cải thiện.
  • Khảo sát: ECB sẽ tăng lãi suất tiền gửi lên 3,75% vào cuối quý III theo 37/62 nhà phân tích, 20 người dự báo mức 3,50% và 5 người kì vọng ngưỡng 4,00% – Theo một cuộc thăm dò.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: Chúng tôi lo ngại về tăng trưởng năng suất chậm chạp và triển vọng lạm phát cao kéo dài, có thể dẫn đến thay đổi kỳ vọng.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: Việc tăng lãi suất trong tương lai có thể là cần thiết, tùy thuộc vào diễn biến của nền kinh tế và lạm phát.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: Hội đồng quản trị đã xem xét tạm dừng hoặc tăng chính sách thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 5.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: Hội đồng quản trị sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải đi theo một con đường hẹp.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: Có thể cần tăng lãi suất thêm, tùy thuộc vào nền kinh tế và chỉ số CPI.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: Số liệu thống kê cho thấy thị trường lao động chặt chẽ và áp lực giá cả đáng kể.
  • Úc: Ngân hàng Dự trữ RBA: CPI cao kéo dài có thể khiến kỳ vọng lạm phát thay đổi.
  • Trung Quốc: PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ là 6,9506CNY ăn 1USD so với mức đóng cửa cuối cùng là 6,9520.
  • Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Yellen: Sẽ cung cấp cho Quốc hội một bản cập nhật bổ sung vào tuần tới khi có thêm thông tin.
  • Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Yellen: Chi phí vay kho bạc đối với chứng khoán đáo hạn vào đầu tháng 6 đã tăng lên đáng kể.
  • Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Yellen: Chờ đến phút chót mới nâng trần nợ có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Yellen: Ngày vỡ nợ thực tế có thể muộn hơn vài ngày hoặc vài tuần so với những ước tính này
  • Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Yellen: Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6 nếu không tăng trần nợ.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Căng thẳng gần đây trong hệ thống ngân hàng cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì cảnh giác khi chúng ta đánh giá và ứng phó với rủi ro.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ vẫn lành mạnh và linh hoạt và người gửi tiền nên tự tin rằng tất cả các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đều an toàn.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barr: Căng thẳng ngân hàng cho thấy cần phải cảnh giác.
  • Mỹ: Lãnh đạo Đa số Thượng viện Hoa Kỳ Schumer: Mccarthy phải cam kết xóa vỡ nợ khỏi phương trình.
  • Mỹ dự định mua 3 triệu thùng dầu dự trữ khẩn cấp
  • Mỹ: Quan chức Fed Bostic: Các doanh nghiệp báo cáo đã nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng về sự chậm lại.
  • Mỹ: Quan chức Fed Bostic: Kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm chậm nhưng ổn định.
  • Mỹ: Quan chức Fed Bostic: Fed hiện đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong việc giảm lạm phát.
  • Mỹ: Quan chức Fed Bostic:Tôi có xu hướng tạm dừng tăng lãi suất tại FOMC tháng Sáu.
  • Mỹ: Quan chức Fed Bostic:Tôi rất hài lòng với cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu, nhưng vẫn chưa tin rằng lạm phát đang trên đà đi xuống ổn định.
  • Mỹ: Quan chức Fed Barkin: Tôi thấy không có rào cản nào đối với việc tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn tiếp diễn – FT.

CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ đáng chú ý

  • Hàn Quốc: Chỉ số giá xuất khẩu tháng 4 giảm 7,5% so với cùng kì năm ngoái, tốt hơn dự báo giảm 9%. Số liệu tháng 3 điều chỉnh thành giảm 6,2%.
  • Hàn Quốc: Chỉ số giá nhập khẩu tháng 4 giảm 5,8% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều dự báo tăng 10,5%.
  • Úc: Tâm lí tiêu dùng của Westpac tháng 5 đạt -7,9%; tệ hơn dự báo giảm 1,7% và mức 9,4% của tháng 4,
  • Trung Quốc: Đầu tư tái ản cố định tháng 4 ở mức 4,7% hàng năm, thấp hơn dự báo là 5,5% và mức 5,1% của tháng 3. Tin xấu cho CNY.
  • Trung Quốc: Sản lượng công nghiệp tháng 4 tăng 5,6% hàng năm, thấp hơn nhiều dự báo là 10,9%. Tin xấu cho CNY.
  • Trung Quốc: Sản lượng ngành công nghiệp từ đầu năm tăng 3,6%.
  • Trung Quốc: Doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 18,4% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều dự báo tăng 21%.
  • Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 đạt 5,2% – tốt hơn dự báo là 5,3%.
  • Phần Lan: GDP tháng 3 tăng 1,7% so với cùng kì năm ngoái.
  • Anh: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 đạt 3,9% – cao hơn dự báo là 3,8%.
  • Anh: Năng suát lao động sơ bộ đạt -1,4%.
  • Anh: Chỉ số thu nhập trung bình + tiền thưởng (tháng 3) đạt 5,8%.
  • Anh: Thay đổi trợ cấp thất nghiệp tháng 4 đạt 46,7 nghìn – tệ hơn dự báo là 31,2 nghìn.
  • Anh: Thay đổi việc làm (3 tháng/3 tháng) đạt 182 nghìn – cao hơn dự báo là 160 nghìn.
Tỷ lệ thất nghiệp Anh

Giavang.net

Read Previous

VIP Chiến lược Vàng 16/05: Diễn biến mờ nhạt dưới mốc $2020 – Lực bán và mua khá cân bằng

Read Next

VIP Chuyên sâu: PTKT cặp EUR/USD: Tụt xuống đáy tháng 4, hướng mốc 1,0800

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular