VIP Tin 24/7: Cổ phiếu vốn hóa lớn rơi tự do, Chứng khoán Mỹ sụt sâu sau tin bán lẻ; Dầu thô – Vàng dắt tay nhau đi xuống

Kinh tế Mỹ đang xấu đi rõ rệt và đây là hệ quả tất yếu của lãi suất tăng quá nhanh và quá cao.

  • Doanh số bán lẻ tháng 11 giảm 0,6% so với tháng trước, tệ hơn nhiều dự báo là giảm 0,1% và số liệu tháng 10 là tăng 1,3%.
  • Dosnh số bán lẻ tháng 11 vẫn tăng 7,6% so với cùng kì năm ngoái.
  • Kiểm soát bán lẻ giảm 0,2% so với tháng trước, trái ngược dự báo là tăng 0,2%. Số liệu tháng 10 cũng được điều chỉnh giảm còn 0,5%.
  • Sản lượng công nghiệp tháng 11 giảm 0,2% so với tháng trước; trái ngược dự báo tăng 0,1%.
  • Sản lượng sản xuất tháng 11 giảm 0,6% so với tháng trước, tệ hơn dự báo là giảm 0,1%.
  • Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở mức 211 nghìn, thấp hơn dự báo là 230 nghìn đơn.
  • Doanh số bán lẻ lõi tháng 11 giảm 0,2% so với tháng trước, ngược với dự báo là tăng 0,2%.
  • Chỉ số sản xuất Empire State tại NY tháng 12 ở mức -11,20, tệ hơn nhiều dự báo là -1.
  • Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia tháng 12 ở mức -13,8.

Phố Wall đỏ rực, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cắm đầu

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm ngay từ lúc mở phiên với áp lực bán càng ngày càng mạnh sau đó. Các chỉ số đóng cửa ở sát mức đáy ngày khi không có bất kì dòng cổ phiếu nào đỡ lại đà giảm.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones Industrial Average sụt 764,13 điểm (tương ứng 2,25%) còn 33.202,22 điểm, đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ tháng 9 khi kỳ vọng về đà phục hồi cuối năm tan biến. S&P 500 rớt 2,49% còn 3.895,75 điểm, nâng tổng mức sụt giảm của chỉ số này trong tháng 12 lên khoảng 4,5%. Chỉ số Nasdaq Composite trượt 3,23% xuống 10.810,53 điểm, nâng tổng mức sụt giảm trong năm 2022 của chỉ số công nghệ này lên gần 31%.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành công nghệ cũng rớt giá mạnh với Apple và Alphabet giảm hơn 4%, trong khi Amazon và Microsoft mất hơn 3%. Cổ phiếu Netflix bốc hơi 8.6%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng rớt giá trước nỗi lo sợ ngày càng lớn về suy thoái. Cổ phiếu JPMorgan Chase sụt 2,5%.

Dầu thô gặp áp lực điều chỉnh, USD mạnh khiến dầu khó trụ vững

Sau 3 phiên tăng giá liên tiếp, hợp đồng dầu thô tương lai Brent giảm 1,69 USD/thùng (tương ứng 2,0%) còn 81,01 USD/thùng. Hợp đồng dầu thô tương lai WTI tại Mỹ rớt 1,77 USD/thùng (tương ứng 2,3%) xuống 75,51 USD/thùng.

Đồng USD và các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ yếu đi đã khiến áp lực chốt lời dầu thô tăng mạnh.

Vàng rớt mạnh khi các Ngân hàng trung ương vẫn theo đuổi chính sách nâng lãi suất quyết liệt

Ngoài Ngân hàng trung ương, Ngân hàng trung ương Anh, châu Âu và Thụy Sĩ cũng đều nâng lãi suất và khẳng định cần phải nâng lãi suất thêm nữa do lạm phát quá cao. Điều này khiến cho vàng chịu quá nhiều áp lực.

Giá vàng giảm tới 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (15/12) xuống mức thấp nhất trong khoảng một tuần vì đồng USD phục hồi.

Nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết lập trường từ Fed về việc tăng lãi suất chắc chắn diều hâu hơn so với dự kiến của một số người tham gia thị trường và điều đó chắc chắn đã khiến vàng rung lắc.

Dòng tiền vẫn trú ngụ tại vàng. Sau phiên bán ra ngày 14/12, SPDR đã gom mua 2,32 tấn vàng trong ngày hôm qua. Lượng vàng nắm giữ của quỹ hiện ở mức 913,88 tấn.

Giavang.net tổng hợp

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Ngân hàng Natixis chỉ ra loạt Rủi ro khiến Vàng – Bạc giảm trong năm 2023

Read Next

Bảng giá vàng sáng 16/12: Đà hồi phục tiếp diễn, SJC rục rịch lấy lại mốc 67 triệu đồng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular