VIP Tin 24/7: Nasdaq tăng 2,5% trong tuần. Dầu thô bứt phá trong khi Vàng bị bán tháo

ĐIỂM TIN KINH TẾ NỔI BẬT phiên 26/05

  • Mỹ: Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bèn lõi tháng 4 giảm 0,2%, tệ hơn dự báo là không đổi và mức tăng 0,3% của tháng 3.
  • Mỹ: Chỉ số giá PCE lõi tháng 4 tăng 0,4% hàng tháng và tăng 4,7% hàng năm, cao hơn dự báo là 0,3% và 4,6% tương ứng.
  • Mỹ: Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tháng 4 tăng 1,1% – trái ngược dự báo giảm 1%.
  • Mỹ: Cán cân thương mại hàng hóa tháng 4 sơ bộ ở mức -96,77 tỷ USD; tệ hơn dự báo là -85,7 tỷ USD.
  • Mỹ: Chỉ số giá PCE tháng 4 tăng 0,4% hàng tháng và tăng 4,4% hàng năm (cao hơn dự báo là 3,9%).
  • Mỹ: Thu nhập cá nhân tháng 4 tăng 0,4% hàng tháng.
  • Mỹ: Tiêu dùng cá nhân thực tế tháng 4 tăng 0,5% hàng tháng.
  • Mỹ: Hàng tồn kho bán lẻ không bao gồm ô tô tháng 4 sơ bộ ở mức -0,1%.
  • Mỹ: Tồn kho bán sỉ giảm 0,2% hàng tháng; tốt hơn dự báo là không thay đổi.
  • Canada: Doanh số bán sỉ tăng 1,6% hàng tháng.
  • Mỹ: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 5 đạt 55,4 – cao hơn dự báo là 53,4.
  • Mỹ: Tâm lí tiêu dùng của Michigan tháng 5 đạt 59,2 – cao hơn dự báo là 57,9.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát 5 năm của Michgan đạt 3,1% – thấp hơn dự báo là 3,2%.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát tháng 5 của Michigan đạt 4,2% – thấp hơn dự báo là 4,5%.

Sắc xanh lan tỏa phố Wall, cổ phiếu công nghệ tiếp tục dẫn sóng

Các chỉ số chính trên phố Wall mở phiên cuối tuần trong sắc xanh và diễn biến ngày càng tích cực trong những giờ cuối trước khi đóng cửa.

Chốt phiên giao dịch 26/05, chỉ số Dow Jones tăng 328,69 điểm (tương đương 1%) lên 33.093,34 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,3% lên 4.205,45 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite cộng 2,2% lên 12.975,69 điểm.

Hầu hết các nhóm cổ phiếu trên S&P 500 tăng tốt, dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng không thiết yếu. Ngược lại, cổ phiếu Tiện ích giảm 0,1%, Y tế giảm 0,17% và Năng lượng giảm 0,37%.

Như vậy, Nasdaq đã ghi nhận mức tăng hàng tuần trong tuần thứ năm liên tiếp, đi lên khoảng 2,5%. S&P 500 cũng tăng khoảng 0,3% trong tuần qua. Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones đã tụt dốc, mất 1%.

Tỷ giá

Đóng phiên 26/05, Chỉ số DXY nhích nhẹ 0,01% lên 104,226. Cả tuần, chỉ số DXY tăng 1% – xác nhận 3 tuần tăng liên tục.

  • Cặp EUR/USD lùi nhẹ 0,03% về ngưỡng 1,07224 – thiết lập mạch giảm 4 phiên liên tục. Xét theo tuần, đồng EUR mất 0,77% và có 3 tuần giảm giá.
  • Cặp GBP/USD hồi phục 0,18% chốt tại 1,23431 sau khi có 4 phiên giảm trước đó. Xét theo tuần, đồng bảng mất 0,77% và có 3 tuần đi xuống.
  • Cặp USD/JPY tiếp đà đi lên 0,41% chạm 140,609. Theo tuần, cặp USD/JPY tăng 1,95% – xác nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm chốt phiên thứ Sáu tại 3,810% (-0,34% trong ngày) – tăng 3,59% trong tuần thứ tư của tháng 5.

Dầu có tuần tăng thứ hai liên tục

Dầu thô tăng nhẹ ngày cuối tuần, thiết lập mạch tăng 2 tuần liên tục dù còn rất nhiều bất ổn về triển vọng cung – cầu.

Đóng cửa phiên 26/05, hợp đồng dầu Brent tiến 69 xu (tương đương 0,9%) lên 76,95 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 84 xu (tương đương 1,2%) lên 72,67 USD/thùng.

Tuần qua, cả 2 hợp đồng dầu đều ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, với dầu Brent cộng 1,7% và dầu WTI tăng 1,6%.

Về vấn đề nguồn cung, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm 5 giàn xuống còn 570 giàn trong tuần này. Trong tháng 5, số giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm 21 giàn, ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát dai dẳng ở châu Âu đã kìm hãm đà tăng giá dầu, với Giám đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan, Klaas Knot, cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần ít nhất 2 lần nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa.

Giá vàng hồi phục nhẹ nhưng vẫn có 3 tuần giảm liên tục

Thị trường vàng gặp nhiều khó khăn khi USD và Lợi suất liên tục tăng và neo trên đỉnh nhiều tuần.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/05, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,35% lên $1947,09/oz, sau khi tăng 0,9% trước đó. Hợp đồng vàng tương lai gần như đi ngang ở mức $1944,30/oz.

Kết luận

Thị trường kết phiên cuối tuần khá tích cực dù số liệu PCE – lạm phát ưa thích của Fed phản ánh rủi ro lãi suất tại Mỹ có khả năng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhà đầu tư dường như khá lạc quan về triển vọng Mỹ đạt được thỏa thuận trần nợ và theo đó dòng tiền trở lại một phần tài sản rủi ro.

Thứ Hai ngày 29/5, 3 thị trường trọng điểm là Anh, Mỹ, Thụy Sỹ nghỉ lễ, vì thế thanh khoản thị trường sẽ có sự thu hẹp đáng kể. Nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý tới số liệu lạm phát châu Âu, PMI Mỹ và bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 5 trong tuần sau.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Tuần 22-27/5/2023: “Lướt sóng” SJC và vàng Nhẫn lỗ 1-1,4 triệu đồng mỗi lượng

Read Next

Bảng giá vàng sáng 29/5: Mở cửa tuần mới, SJC điều chỉnh trái chiều với biên độ hẹp, chênh lệch mua – bán được thu hẹp

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular