VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Rớt thảm, vàng nhẫn “tìm đường” về mốc 56 triệu đồng

Tóm tắt

  • Đầu tuần giảm mạnh, vàng nhẫn “bốc hơi” 100-320.000 đồng/lượng.
  • Giá mua giảm về 55,09-55,3 triệu đồng, giá bán lùi mạnh về 56,04-56,3 triệu đồng.
  • Biên độ mua bán vẫn cao – hiện trong khoảng 950.000-1.100.000 đồng.
  • Vàng nhẫn tăng nhẹ mức chênh với SJC và giảm gần 300.000 đồng chênh lệch với vàng thế giới.

Nội dung

Cập nhật lúc 10h30, ngày 10/4, nhẫn SJC 9999 niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 55,30 – 56,30 triệu đồng/lượng, giảm 250.000 đồng/lượng giá mua và bán so với chốt phiên cuối tuần trước.

Nhẫn tròn trơn Vàng Rồng Thăng Long BTMC, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 55,09 – 56,04 triệu đồng/lượng, mua vào và bán ra giảm 320.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên cuối tuần.

Nhẫn Phú Quý 24K, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 55,20 – 56,20 triệu đồng/lượng, giảm 250.000 đồng/lượng cả hai chiều mua – bán so với giá chốt phiên trước.

DOJI – Hưng Thịnh Vượng 9999, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 55,17 – 56,17 triệu đồng/lượng, giá mua và bán cùng giảm 180.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước đó.

Nhẫn VietNamGold, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 55,20 – 56,30 triệu đồng/lượng, mua vào giảm 150.000 đồng/lượng, bán ra giảm 100.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên cuối tuần.

Vàng miếng SJC hiện niêm yết giá bán tại mốc 66,95 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng nhẫn 10,7 triệu đồng – tăng nhẹ so với mức 10,6 triệu đồng cuối tuần trước.

Cùng thời điểm trên, giá vàng thế giới giao dịch tại ngưỡng 1991,2 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá trên thị trường tự do (23.450 VND/USD) vàng thế giới đứng tại 56,94 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), cao hơn vàng nhẫn 640.000 đồng, giảm gần 300.000 đồng so với cuối tuần trước.

Bảng so sánh giá Vàng Nhẫn sáng 10/4

Giá vàng sẽ bị tác động ra sao khi OPEC+ tăng hoặc giảm sản lượng dầu?

OPEC+ là một liên minh giữa các nước sản xuất dầu thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia ngoài OPEC như Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Malaysia. Các quốc gia thành viên trong liên minh này thường có thỏa thuận về sản lượng dầu để ổn định giá dầu trên thị trường quốc tế.

Mối tương quan giữa sản lượng dầu và giá vàng không phải là tuyệt đối, nhưng việc OPEC+ quyết định tăng hay giảm sản lượng dầu có thể ảnh hưởng đến thị trường vàng thông qua các cơ chế liên quan đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất và nhu cầu đầu tư.

  • Khi OPEC+ tăng sản lượng dầu, giá dầu sẽ giảm do tăng cung cầu và dẫn đến giá vàng giảm do sự chuyển dịch từ vàng sang dầu. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư vào vàng sẽ trở nên ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và họ sẽ tìm kiếm các lựa chọn đầu tư khác.
  • Tuy nhiên, nếu OPEC+ giảm sản lượng dầu, giá dầu sẽ tăng do giới hạn cung cầu. Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá vàng do sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Những điều này làm tăng nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn và ổn định.

Tóm lại, OPEC+ tăng hoặc giảm sản lượng dầu có thể ảnh hưởng đến giá vàng thông qua các yếu tố kinh tế, tài chính và nhu cầu đầu tư. Việc đầu tư vàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư vào vàng.

Giavang.net

Read Previous

Bảng giá vàng sáng 10/4: Khởi động tuần mới với nhịp giảm mạnh, SJC rớt về 66,9 triệu đồng

Read Next

VIP Tin 24/7: Trung Quốc – Đài Loan xung đột; CK châu Á vẫn khá bình tĩnh

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular