ĐIỂM TIN KINH TẾ NỔI BẬT phiên 26/06
- Canada: Doanh số sản xuất tăng 0,8% hàng tháng.
- Canada: Doanh số bán sỉ tnawg 3,5% hàng tháng.
- Châu Âu: Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell: Nước Nga đang bước vào thời kỳ bất ổn chính trị.
- Khảo sát: Lãi suất ngân hàng của BoE đạt đỉnh 5,5% trong quý III (5,0% trong quý III trong cuộc thăm dò ngày 14/6).
- Nga: Ngoại trưởng Nga Lavrov: Cơ quan đặc nhiệm Nga đang điều tra xem cơ quan đặc nhiệm phương Tây có liên quan đến sự kiện ngày 24/6 hay không – TASS.
- Nhà kinh tế Đức IFO: Những đám mây đen đang bủa vây nền kinh tế Đức.
Phố Wall có sự phân hóa, các cổ phiếu tăng trưởng nóng giai đoạn trước giảm khá mạnh
Dù khởi động phiên đầu tuần trong sắc xanh nhẹ, phố Wall gặp áp lực bán khá mạnh khi nhà đầu tư chốt mạnh cổ phiếu công nghệ sau đợt tăng trưởng nóng của thị trường
Cụ thể, chốt phiên 26/06, chỉ số Nasdaq Composite lùi 1,16% xuống 13.335,78 điểm, còn chỉ số S&P 500 mất 0,45% còn 4.328,82 điểm. Chỉ số Dow Jones hạ 12,72 điểm (tương đương 0,04%) xuống 33.714,71 điểm.
Đà giảm của các gã khổng lồ công nghệ đã góp phần lớn vào sự đi xuống của Nasdaq Composite. Cổ phiếu của Nvidia, Alphabet (Google) và Meta (Facebook) đã đồng loạt mất hơn 3%. Cổ phiếu Tesla giảm 6% khi bị Goldman Sachs hạ đánh giá với lý do áp lực giá cả.
Thị trường ghi nhận sự phân hóa khá rõ rệt. Các nhóm ngành giai đoạn trước tăng mạnh hiện đang chịu áp lực điều chỉnh lớn: Công nghệ, viễn thông…Ở chiều tăng, nhóm Bất động sản là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ nhất trên S&P 500.
Tỷ giá
Đóng phiên 26/06, Chỉ số DXY lùi 0,11% về 102,753 sau khi tăng 0,56% trong tuần trước.
- Cặp EUR/USD hồi phục 0,13% lên ngưỡng 1,09057 sau đà giảm sâu ngày 23/6.
- Cặp GBP/USD giảm không đáng kể 0,04% còn 1,27101.
- Cặp USD/JPY thoái lui 0,14% đóng phiên tại 143,506.
Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm chốt phiên thứ Hai tại 3,725% (-0,32% trong ngày).
Dầu thô phản ứng ‘giật đầu gối’ với tin tức từ Nga
Giá dầu tăng nhẹ, do sự gián đoạn nguồn cung sắp tới có thể trở nên trầm trọng hơn bởi sự bất ổn chính trị tại Nga, làm lu mờ mối lo ngại tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu.
Đóng cửa phiên 26/06, hợp đồng dầu WTI tiến 0,8% lên 69.74 USD/thùng, sau khi trước đó tăng tới 1,3% lên ngay dưới mốc 70 USD/thùng vào đầu phiên ngày thứ Hai, sau khi sụt gần 4% hồi tuần trước.
Hợp đồng dầu Brent cộng 0,8% lên 74,47 USD/thùng.
Vàng ghi nhận 2 phiên tăng nhẹ liên tục
Thị trường vàng nối dài đà hồi phục trong phiên thứ Hai do bất ổn ở Nga khiến nhà đầu tư tìm tới tài sản trú ẩn an toàn. Tuy vậy, xu hướng bán của các quỹ lớn khiến vàng khó tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,2% lên $1925,53/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0,4% lên $1938/oz.
Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust nối dài chuỗi ngày bán ròng, xả thêm 1,44 tấn trong ngày 26/6. Lượng vàng nắm giữ của quỹ theo đó giảm xuống còn 925,66 tấn.
Kết luận
Cuộc đảo chính đầy bất ngờ ở Nga dù diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lí thị trường. Nhà đầu tư đang phải đối mặt với tình hình địa chính trị khó khăn trong bối cảnh lãi suất tiếp tục tăng ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh tế. Chính vì thế, dòng tiền bắt đầu có sự dịch chuyển từ tài sản rủi ro sang tài sản an toàn như vàng.
Phiên thứ Ba hôm nay, nhà đầu tư cần chú ý tới bài phát biểu của bà Lagarde Chủ tịch ECB và các số liệu về thị trường nhà ở Mỹ, Niềm tin của người tiêu dùng CB, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền. Nếu các số liệu kinh tế tiếp tục ủng hộ Fed nâng lãi suất và Chủ tịch ECB theo đuổi giọng điệu diều hâu thì áp lực bán tháo tài sản rủi ro khả năng sẽ càng lớn.
Giavang.net