VIP Chuyên sâu: Chỉ số DXY (sức mạnh đồng USD) liệu còn giữ được mức 102 tối nay?

Tóm tắt

  • Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ dự kiến sẽ tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3.
  • Cục Dự trữ Liên bang đã áp dụng lập trường ôn hòa trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng.
  • USD đang có xu hướng giảm, nếu CPI yếu, đồng bạc xanh sẽ sụp đổ.

Phân tích

Mỹ sẽ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 vào hôm nay lúc 12h30GMT. Thị trường dự kiến lạm phát sẽ tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi tăng 6% trong tháng 2. Tuy nhiên, chỉ số lạm phát cốt lõi được dự đoán ở mức 5,6% hàng năm, tăng từ 5,5% trước đó. Như vậy, lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt – nhưng vẫn còn rất nhiều điều đáng bàn.

Số liệu lạm phát ảnh hưởng rất lớn tới quyết sách của Fed

Những người tham gia thị trường đang suy đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có khả năng tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong tháng 5 tới trong bối cảnh CPI tăng gấp ba lần so với mục tiêu của Fed. Tuy nhiên, một vấn đề thực sự cần lưu ý ở đây là: khủng hoảng ngành ngân hàng. Sự đổ vỡ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature phần nào có liên quan đến quyết định của Fed về việc rút cạn hệ thống tài chính nhằm kiểm soát lạm phát. Tâm lí sợ hãi nảy sinh trên toàn cầu và Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai ở Thụy Sĩ, phải đối mặt với việc rút tiền ồ ạt, dẫn đến cổ phiếu rơi tự do. Giữa tháng 3, UBS Group AG đã mua Credit Suisse với sự giúp đỡ của chính phủ Thụy Sỹ nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng ngày càng trầm trọng hơn.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu đột nhiên nhận ra rằng việc thắt chặt tiền tệ không chỉ gây nguy cơ suy thoái. Fed chuyển sang lập trường ôn hòa hơn và tăng lãi suất chuẩn thêm 25 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp tháng 3, dự đoán một lần tăng 25 bps nữa trong thời gian tới, trước khi tạm dừng. Việc cắt giảm lãi suất được dự đoán vào năm 2024, bởi ngân hàng trung ương Mỹ có kế hoạch duy trì lãi suất cao để hạ nhiệt lạm phát hơn nữa.

Vì vậy, tại thời điểm này, cho dù CPI tháng 3 tốt hơn hay xấu hơn so với dự đoán, có vẻ như Fed sẽ không thay đổi kịch bản tăng lãi suất lên vùng 5,1% của mình. Tất nhiên, nếu mức đỉnh lãi suất thấp hơn dự kiến sẽ rất được thị trường hoan nghênh và kích hoạt sự lạc quan. Tuy nhiên, cần nhớ là thước đo lạm phát ưa thích của Fed vẫn là Chỉ số giá PCE lõi và tác động của CPI đối với các tài sản tài chính có thể sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Mặt khác, dữ liệu lạm phát cao hơn có thể làm tăng mối lo ngại về lãi suất cao hơn, kéo dài hơn và cuối cùng ủng hộ Đô la Mỹ.

Triển vọng kĩ thuật của đồng USD

Chỉ số Đô la (DXY) dao động quanh mức 102,10 và xu hướng giảm thể hiện rõ trên biểu đồ hàng ngày. Điều này có nghĩa là phản ứng của đồng bạc xanh có thể sẽ phù hợp hơn trong trường hợp báo cáo lạm phát thấp hơn dự đoán.

Trong biểu đồ ngày, các đường trung bình động đều đang có xu hướng chúi xuống, phù hợp với xu hướng giảm chủ đạo. Đường trung bình động đơn giản 20 ngày đóng vai trò là kháng cự tức thì ở mức 102,75, trong khi đường SMA 100 xuất hiện tiếp theo ở mức 103,70. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật đã quay trở lại đà giảm sau khi không thể vượt qua đường trung bình lên vùng tích cực.

Mức thấp hàng tháng cung cấp hỗ trợ cho chỉ số DXY vào khoảng 101,40. Nếu thủng ngưỡng này, áp lực bán tháo đồng USD sẽ trở nên trầm trọng hơn và DXY dễ kiểm tra ngưỡng.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Vàng nhẫn tăng gần nửa triệu sau 3 ngày, SJC có diễn biến quá khác biệt

Read Next

VIP Tin 24/7: Lạm phát Mỹ hạ nhiệt: Vàng – Dầu tiếp tục tăng trên nền USD yếu

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular