VIP Tin 24/7: Lạm phát Mỹ hạ nhiệt: Vàng – Dầu tiếp tục tăng trên nền USD yếu

ĐIỂM TIN KINH TẾ NỔI BẬT phiên 12/04

  • Mỹ: Chỉ số CPI lõi tháng 3 tăng 0,4% hàng tháng và tăng 5,6% hàng năm.
  • Mỹ: Chỉ số CPI tháng 3 tăng 01% hàng tháng và tăng 5,0% hàng năm, thấp hơn dự báo là 0,2% và 5,2% và mức 0,4% và 6% trong tháng 2, tương ứng.
  • Mỹ: Thu nhập thực tế tháng 3 giảm 0,1% hàng tháng, tốt hơn dự báo giảm 0,2%.
  • Mỹ: Biên bản của Fed: Một số người tham gia đã đang tranh luận về việc giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp này có phù hợp hay không.
  • Châu Âu: Quan chức ECB Villeroy: ECB có thể tăng lãi suất nhiều hơn trong các cuộc họp tiếp theo.
  • Mỹ: Một số quan chức Fed nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách linh hoạt.
  • Mỹ: Biên bản Fed: Trước cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhiều người tham gia nghĩ rằng định hướng chính sách phù hợp cao hơn một chút so với tháng 12.

Phố Wall giảm về cuối phiên, Nasdaq sụt gần 1%

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi động phiên giao dịch 12/04 trong sắc xanh và xuất hiện các nhịp rung lắc nhẹ sau đó. Dù phần lớn thời gian giao dịch trong trạng thái tích cực, áp lực bán vào cuối phiên khiến các chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ.

Cụ thể, Kết thúc phiên giao dịch thứ Tư, chỉ số Dow Jones hạ 38,29 điểm (tương đương 0,11%) xuống 33.646,50 điểm – đứt mạch 4 phiên tăng liên tiếp. Vào đầu phiên, chỉ số này đã tăng hơn 200 điểm.

Chỉ số S&P 500 mất 0,41% còn 4.091,95 điểm. Giảm sâu nhất là Nasdaq Composite, lùi 0,85% xuống 11.929,34 điểm.

Dòng tiền tiếp tục có sự phân hóa. Cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu dẫn đầu đà đi xuống trên S&P 500. Nhóm cổ phiếu công nghiệp và năng lượng duy trì đà tăng tới cuối phiên.

Tỷ giá

Chỉ số DXY sụt 0,46% còn 101,533. Đồng bạc xanh giảm sâu khi nhà đầu tư đồn đoán Fed sẽ sớm dừng tăng lãi suất do lạm phát hạ nhiệt.

  • Cặp EUR/USD cộng 0,75% chạm ngưỡng 1,09911.
  • Cặp GBP/USD tiến 0,49% lên 1,24847.
  • Cặp USD/JPY mất 0,41% về 133,130.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm chốt phiên 12/4 tại 3,396% (-0,99%).

Dầu ghi nhận 2 phiên tăng liên tiếp với biên độ 2%

Giá dầu tăng 2% vào ngày thứ Tư (12/4), khi dữ liệu lạm phát hạ nhiệt của Mỹ thúc đẩy hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến gần hơn đến việc kết thúc chu kỳ nâng lãi suất và giảm bớt tác động của đà tăng nhẹ dự trữ dầu tại Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 1,72 USD (tương đương 2,01%) lên 87,33 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1,73 USD (tương đương 2,1%) lên 83,26 USD/thùng.

Các thị trường làm ngơ với tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng nhẹ, một phần là do việc giải phóng dầu mỏ bắt buộc theo quy định của Quốc hội từ kho dự trữ khẩn cấp của Mỹ và xuất khẩu giảm vào đầu tháng này.

Dự trữ dầu thô tăng 597.000 thùng trong tuần trước lên 470,5 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích trong một thăm dò của Reuters là giảm 600.000 thùng.

Vàng tăng nhanh – giảm nhanh, đặt cược Fed ôn hòa hỗ trợ kim loại quý

Thị trường vàng ghi nhận bước tăng nhanh trong ngày 12/4 khi số liệu lạm phát Mỹ được công bố. Tuy nhiên, vùng $2025 đóng vai trò là kháng cự đã khiến kim loại quý gặp áp lực chốt lời.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,6% lên $2014,39/oz, sau khi tăng đến 1,3% vào đầu phiên. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0,3% lên $2024,90/oz.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust mua thêm 1,15 tấn vàng trong ngày thứ Tư. Lượng vàng nắm giữ của quỹ hiện là 934,08 tấn.

Kết luận

Thị trường tài chính thế giới chịu sự chi phối bởi hai tin tức quan trọng trong ngày 12/4 là lạm phát Mỹ và biên bản cuộc họp tháng 3 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. Dù lạm phát toàn diện tháng hạ nhiệt nhanh hơn dự báo, lạm phát lõi đang có xu hướng chững lại và tăng lên, cảnh báo con đường kiểm soát lạm phát của Ngân hàng trung ương Mỹ còn khá nhiều chông gai. Trong khi đó, biên bản cuộc họp tháng 3 cho thấy sự cân nhắc về chính sách tiền tệ Mỹ trong tương lai khi khủng hoảng ngành ngân hàng xảy đến.

Phản ứng của thị trường phiên thứ Tư chúng tôi đánh giá là khá hợp lí và thận trọng, dòng tiền vẫn ở lại với các tài sản an toàn và rời xa USD khi đặt cược Fed sớm ôn hòa trong chính sách tiền tệ. Dữ liệu lạm phát PCE vào cuối tháng 4 sẽ là số liệu kinh tế cuối cùng có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới quyết định của Fed trong ngày 3/5.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Chỉ số DXY (sức mạnh đồng USD) liệu còn giữ được mức 102 tối nay?

Read Next

Bảng giá vàng sáng 13/4: Diễn biến của SJC mang tính chất “ru ngủ”

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular