Trong năm 2022, dưới áp lực của lạm phát cao kỉ lục trong 40 năm qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh nhất kể từ 1980. Fed đã quyết liệt nâng lãi suất 425 điểm cơ bản trong năm, đẩy lãi suất lên vùng 4,25 – 4,5% chỉ trong 7 cuộc họp.
Vậy triển vọng chính sách của Fed trong năm 2023 thế nào? Xem phần 1 tại
Đừng quá chủ quan, Fed có thể diều hâu hơn bạn nghĩ
Trong một dự báo đầy diều hâu, ngân hàng ABN AMRO kì vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất 125 điểm cơ bản trong năm 2023. Nhà kinh tế học cấp cao của ABN AMRO, Bill Diviney, cho biết:
Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn vài tháng nữa mới đến thời điểm mà Fed sẽ cảm thấy thoải mái với việc nới lỏng các điều kiện tài chính – có thể phải đến cuối quý II hoặc quý III.
Triển vọng của ngân hàng bắt nguồn từ dự đoán rằng lạm phát sẽ không giảm đáng kể cho đến nửa cuối năm 2023.
Các nhà kinh tế tại Wells Fargo cũng đưa ra lời cảnh báo rằng mức đỉnh của lãi suất thậm chí cao hơn nhiều người dự đoán. Báo cáo triển vọng năm 2023 của Ngân hàng cho hay:
Dự báo của chúng tôi là Fed thực hiện một đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản nữa vào ngày 1/2, sau đó là đợt tăng lãi suất cuối cùng 25 điểm cơ bản vào giữa tháng 3. Vẫn còn nhiều điều không chắc chắn trong triển vọng. Việc xoay trục hoàn toàn sang nới lỏng tiền tệ vẫn còn xa vời và sẽ phụ thuộc vào tốc độ lạm phát quay trở lại mức 2% nhanh như thế nào và mức độ thiệt hại kinh tế gây ra trong quá trình này.
Fed tăng lãi suất, phù hợp với xu hướng chung toàn cầu
Mặc dù Fed đã đi trước nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới, đẩy chỉ số đô la Mỹ lên mức cao nhất trong 20 năm vào đầu năm nay, nhưng xu hướng chung của toàn cầu đều là tăng lãi suất với tốc độ mạnh mẽ trong lịch sử. Nhà kinh tế trưởng của LPL Financial, Jeffrey Roach và chiến lược gia Lawrence Gillum cho hay:
Hơn 90% các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trong năm nay, khiến nỗ lực phối hợp (hầu hết) toàn cầu trở nên chưa từng có. Đó liệu có phải tin tốt? Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sắp kết thúc các chu kỳ tăng lãi suất, điều này có thể làm giảm bớt cơn gió ngược mà chúng ta đã thấy trên thị trường tài chính toàn cầu trong năm 2022.
Năm 20 chứng kiến một số động thái tích cực nhất trong lịch sử chính sách tiền tệ, với việc Canada tăng lãi suất thêm 400 điểm cơ bản và ECB tăng 200 điểm cơ bản.
Các ngân hàng trung ương tích cực nhất trên thế giới là Zimbabwe, tăng lãi suất thêm 14.000 bps và Argentina, tăng 3.700 bps. Cả hai quốc gia đều sử dụng chiến thuật này để chống lạm phát gia tăng và phá giá tiền tệ nhanh chóng.
Mặt khác, các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt giảm lãi suất để duy trì hỗ trợ và hỗ trợ nền kinh tế của họ.
Nhật Bản, quốc gia duy trì lãi suất âm -0,1% trong suốt năm nay. Hành động duy nhất từ phía Nhật Bản là sửa đổi kiểm soát đường cong lợi suất. Vào tháng 12, ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ mở rộng biên độ dao động của lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm từ cộng trừ 0,25 điểm phần trăm lên cộng trừ 0,5 điểm phần trăm.
Kết luận
Fed vừa có một năm áp dụng chính sách tiền tệ diều hâu nhất trong lịch sử điều hành chính sách tiền tệ. Trong năm 2023, nhà đầu tư kì vọng Fed sẽ có những hành động ôn hòa hơn. Tuy nhiên, để Fed ngừng tăng lãi suất và thậm chí là xoay trục chính sách tiền tệ, Fed sẽ phải thấy lạm phát giảm nhanh và bền vững. Chúng ta hãy cùng theo dõi nền kinh tế Mỹ trong suốt năm 2023 để có những định hướng chuẩn xác hơn về cách hành xử của Fed.
Giavang.net