VIP Chuyên sâu: Nhiều NHTW báo lỗ dự trữ trong năm 2022, sự thống trị của USD suy yếu không đáng kể

Theo một cuộc khảo sát Ngân hàng trung ương (NHTW) rất được chú ý, do một nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện, các ngân hàng trung ương NHTW toàn cầu đã gặp phải những tổn thất trong việc quản lý dự trữ của họ vào năm 2022 trong bối cảnh chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ diễn ra cực kì mạnh mẽ. Sau những tổn thất đó, ngay lập tức, các NHTW xuất hiện một nhu cầu mới đối với tài sản dự trữ truyền thống

Diễn đàn các tổ chức tài chính và tiền tệ chính thức (OMFIF) cho biết trong cuộc khảo sát Nhà đầu tư công toàn cầu năm 2023 được công bố hôm thứ Ba 27/6 rằng 80% các nhà quản lý quỹ dự trữ đã báo lỗ vào năm ngoái và gần 40% dự đoán sẽ mất từ 1 đến 2 năm để thu hồi những khoản lỗ đó. OMFIF cho biết:

Gần 40% cho rằng sẽ mất từ 1 đến 2 năm để thu hồi khoản lỗ của họ, trong khi gần 1/4 cho rằng sẽ mất từ 2 đến 5 năm.

Dữ liệu mới nhất cho thấy tổng dự trữ quốc tế ở mức 15 nghìn tỷ USD, giảm so với mức đỉnh 15,8 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021. Cuộc khảo sát cho hay:

Điều này chủ yếu là do hiệu ứng định giá và, trong một số trường hợp là can thiệp ngoại hối. Dự trữ quốc tế đã giảm ở hầu hết các khu vực vào năm ngoái, ngoại lệ chính là các nước Trung Đông và Bắc Phi, được hưởng lợi từ đà tăng của giá hàng hóa cao hơn.

39% cho biết họ sẽ triển khai ít hơn 5% dự trữ do dự kiến sẽ có thêm biến động thị trường, điều này báo hiệu sự nhấn mạnh vào việc xây dựng lại thay vì triển khai dự trữ. Và điều kiện thị trường đầy thách thức đã khiến 10% số người được hỏi của các NHTW báo cáo không đủ dự trữ. Tất cả những phản hồi này đều đến từ Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi cận Sahara.

Theo cuộc khảo sát, lạm phát – lý do số một khiến các NHTW toàn cầu nâng lãi suất trong 1 năm qua – thậm chí còn không thể kiểm soát được.

Lạm phát là một trong ba mối quan tâm kinh tế ngắn hạn lớn nhất đối với 85% số người được hỏi – nhìn chung không thay đổi so với một năm trước. Và không một người nào được hỏi thể hiện kì vọng lạm phát sẽ giảm xuống mục tiêu ở các nền kinh tế lớn trong 12-24 tháng tới.

Lạm phát đình trệ hiện là mối quan tâm lớn nhất cho năm 2023, với gần 70% số người được hỏi xác định suy thoái kinh tế toàn cầu là một trong ba mối quan tâm hàng đầu của họ. Và 38% ước tính suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra trong 12 tháng tới.

Các nhà quản lý dự trữ đang bi quan về triển vọng mang tên hạ cánh mềm.

Bảo toàn vốn hiện là mục tiêu đầu tư chính của 69% số người được hỏi, tăng từ 61% được báo cáo vào năm ngoái.

Với môi trường thị trường hiện tại, nhu cầu là mạnh nhất đối với tài sản dự trữ truyền thống. Cuộc khảo sát cho biết:

32% các nhà quản lý dự trữ ròng sẽ tăng phân bổ của họ cho trái phiếu chính phủ thông thường và 20% cho trái phiếu bán chính phủ trong 2 năm tới khi họ tìm kiếm lợi suất cao hơn và tài sản an toàn hơn.

14% số người được hỏi cho biết họ sẽ tăng phân bổ cho vàng. Cuộc khảo sát cho biết:

Điều này chủ yếu nhằm mục đích đa dạng hóa, trong khi hơn 1/3 sẽ đầu tư vào vàng để bảo vệ khỏi rủi ro địa chính trị.

Trong khi đó, nhu cầu đối với các tài sản rủi ro đang giảm dần. Cuộc khảo sát chỉ ra:

Tỷ lệ dự kiến sẽ bổ sung tiền vào chứng khoán hoặc phân bổ sang trái phiếu doanh nghiệp đã giảm một nửa xuống dưới 10% trong năm nay. Và có rất ít sự quan tâm đến tài sản kỹ thuật số hoặc thay thế.

Địa chính trị vẫn là mối quan tâm đáng kể nhất trong vòng 5 đến 10 năm tới, với 83% liệt kê địa chính trị là một trong ba mối quan tâm hàng đầu của họ. Căng thẳng Mỹ-Trung là một trong số đó, bao gồm khả năng phân mảnh thương mại và dòng vốn. OMFIF chỉ ra:

Những điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nắm giữ đồng đô la và đồng nhân dân tệ của họ trong những năm tới.

Tâm lí các nhà dự trữ đối với đồng đô la Mỹ vẫn tích cực, nhưng sự thống trị của nó được coi là suy yếu khiêm tốn trong dài hạn. Các ngân hàng trung ương cho biết họ dự đoán tỷ lệ đồng đô la trong tổng dự trữ sẽ giảm xuống 54% trong thập kỷ tới từ mức hiện tại là gần 60%. Theo những người được hỏi:

Các ngân hàng trung ương kỳ vọng đồng đô la sẽ tiếp tục thống trị dự trữ toàn cầu trong thập kỷ tới, mặc dù ảnh hưởng của nó sẽ suy yếu đi một chút. 6% số người được hỏi dự kiến sẽ giảm nắm giữ đồng USD trong 10 năm tới. Nhưng sự thay đổi này sẽ phù hợp với xu hướng phi đô la hóa chậm và kéo dài hàng thập kỷ.

Một trong những tiền tệ hưởng lợi hàng đầu từ xu hướng phi đô la hóa sẽ là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, với gần 40% ngân hàng trung ương được khảo sát có kế hoạch tăng tỷ lệ nắm giữ trong 10 năm tới. Những người được hỏi cũng ước tính rằng đồng nhân dân tệ sẽ đạt 6% dự trữ toàn cầu trong thập kỷ tới, tăng từ mức hiện tại chỉ dưới 3%.

Đồng euro cũng được hưởng lợi, với 14% ngân hàng trung ương có kế hoạch tăng nắm giữ đồng euro trong 2 năm tới, tăng từ con số 0 được báo cáo vào năm 2021 và 2022. Cuộc khảo sát lưu ý:

Dường như lãi suất tăng ở châu Âu đang khiến các tài sản có thu nhập cố định ở đó trở nên hấp dẫn hơn… cho thấy đồng tiền này có thể đóng vai trò chính trong các chiến lược đa dạng hóa khỏi đồng đô la trong trung và dài hạn.

Phiên bản khảo sát năm 2023 của OMFIF đã thăm dò 75 ngân hàng trung ương có dự trữ quốc tế gần 5 nghìn tỷ USD.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: 2NHTW lớn Fed và ECB tăng tốc cuộc đua nâng lãi suất – Vàng liệu có rớt mốc $1900 ngay trong tháng 6?

Read Next

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn giảm 150.000 đồng/lượng, chênh lệch với SJC và vàng thế giới đồng thời cùng tăng mạnh

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular