VIP Tin 24/7: CK Trung Quốc tăng mạnh vì đồn đoán bỏ zero Covid; Nhật Bản khẳng định theo đuổi nới lỏng tiền tệ nhưng đánh giá đồng USD không thể mãi tăng

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG sáng 2/11

Thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến thận trọng trước cuộc họp chính sách quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang diễn ra trong hai ngày 1, 2/11.

Trong các thị trường khu vực châu Á, chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh nhất sau những đồn đoán về việc chính phủ gỡ bỏ các quy định chống dịch. Chính sách zero covid của chính quyền Trung Quốc là một trong những yếu tố chi phối tâm lí nhà đầu tư với tài sản nước này gần 3 năm qua. Các biện pháp hạn chế và đóng cửa từng phần tại Trung Quốc đã đẩy chỉ số chứng khoán nước này là một trong những chỉ số diễn biến tệ nhất thế giới trong năm 2022.

Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng nhẹ, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm. Chứng khoán Hàn Quốc và Australia tăng không quá xa mức tham chiếu. Hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu và Mỹ đều đang ghi nhận sắc xanh.

Chứng khoán Mỹ hôm qua đóng cửa trong sắc đỏ dù mở phiên tăng hơn 1%. Dữ liệu sản xuất của Mỹ cho thấy các đơn đặt hàng mới giảm trong tháng 10, giảm 4/5 tháng qua.

Cuối ngày hôm nay, Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ công bố quyết định chính sách tháng 10. Gần như chắc chắn Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp, nâng giới hạn trên của phạm vi mục tiêu lên 4%.

Trong sáng nay, lợi suất Trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm của Mỹ quanh vùng 4% và lợi suất Trái phiếu kì hạn 2 năm ở ngưỡng 4,5%.

CÁC THÔNG TIN KINH TẾ đáng chú ý

Trung Quốc: Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn: Chúng tôi sẽ cải cách thuế VAT một cách kĩ lưỡng hơn.

Nhật Bản: Thống đốc BoJ Kuroda: Lúc này không cần thiết phải tăng lãi suất hoặc thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ đang áp dụng.

Goldman Sachs: Giám đốc điều hành Solomon: Thị trường sẽ cân bằng hơn trong những quý tới.

Nhật Bản: Thống đốc BoJ Kuroda: Tôi không tin sức mạnh duy nhất của đồng đô la sẽ kéo dài vô thời hạn.

Trung Quốc: Quan chức quản lý chứng khoán: Mở cửa thị trường có lợi cho Trung Quốc và tầm nhìn của Chủ tịch Tập là chia sẻ sự phát triển của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Lúc này tôi tin rằng đồng yên yếu đang góp phần vào lạm phát.

Trung Quốc: Thống đốc PBoC: Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách và mở cửa.

Trung Quốc: Thống đốc PBoC: Tỷ giá hối đoái của Trung Quốc sẽ tương đối ổn định.

Trung Quốc: Thống đốc PBoC: Tôi tin rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc sẽ duy trì trong phạm vi hợp lý.

Trung Quốc: Thống đốc PBoC Yi: Lạm phát vẫn ở mức thấp.

Trung Quốc: Trong hoạt động thị trường mở, PBoC chi ròng 262 tỷ nhân dân tệ.

Moody: Chúng tôi dự đoán Trung quốc phục hồi tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2023, sau khi tăng trưởng không đạt so với mục tiêu chính thức trong năm nay.

Trung Quốc: PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 7,2197 CNY ăn 1USD so với mức đóng cửa gần nhất là 7,2810.

Nhật Bản: Thống đốc BoJ, Kuroda: Sự sụt giá của đồng yên gần đây là quá mức, một chiều và không tốt.

Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Chúng tôi không thể chịu đựng những biến động tiền tệ quá mức gây ra bởi giao dịch đầu cơ.

Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Các động thái ngoại hối quá mức sẽ được xử lý thích đáng.

Nhật Bản: Thống đốc BoJ, Kuroda: Chính sách phù hợp nhất lúc này là sử dụng YCC để gây áp lực giảm lên toàn bộ đường cong lợi suất.

Nhật Bản: Thống đốc BoJ Kuroda: Trong thời điểm hiện tại, việc duy trì nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế là phù hợp.

Hàn Quốc: BoK: Lạm phát của dự kiến sẽ duy trì trong phạm vi 5% cho đến cuối quý I năm sau.
Hàn Quốc: ban bố cảnh báo sẵn sàng quân sự – Yonhap.

Canada: Thống đốc BoC Macklem: Chúng tôi không phủ nhận thực tế rằng việc chuyển đổi sang mục tiêu lạm phát 2% sẽ khó khăn.

Khảo sát: 30/44 nhà phân tích ngoại hối tin rằng đồng đô la có khả năng phục hồi hoặc vượt qua mức cao gần đây của nó.

Hàn Quốc: Bộ Tài chính: Lạm phát đang dần chậm lại nhưng vẫn ở mức cao trong một thời gian dài.

Cảnh sát biển Nhật Bản đưa tin: Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.

Nhật Bản: Biên bản cuộc họp của BoJ: Theo một thành viên, đồng yên yếu có tác động lâu dài trong việc gia tăng hoạt động kinh tế trong nước.

Nhật Bản: Biên bản cuộc họp của BoJ: Một số thành viên bày tỏ lo ngại về tác động mà việc thắt chặt tiền tệ của một số ngân hàng trung ương có thể gây ra đối với thị trường toàn cầu.

Canada: Thống đốc BoC Macklem: Với lợi ích của việc hành động sau, chúng tôi sẽ nâng lãi suất sớm hơn.

Canada: Thống đốc BoC Macklem: Chúng tôi dự đoán rằng lãi suất cần được nâng cao hơn nữa.

New Zealand: Quan chức Hawkesby của RBNZ: Lãi suất tăng sẽ gây hại cho thị trường lao động.

CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ đáng chú ý

Úc: Chỉ số sản xuất AIG tháng 10 ở mức 49,6.

New Zealand: Thay đổi việc làm quý III tăng 1,3% so với quý trước, tốt hơn dự báo là 0,5%

New Zealand: Chỉ số chi phí lao động quý III tăng 1,1% so với quý trước và tăng 3,8% so với cùng kì năm ngoái.
New Zealand: Tỷ phần tham gia quý III đạt 71,7%, cao hơn dự báo là 71%.

New Zealand: Tỷ lệ thất nghiệp quý III đạt 3,3%, tệ hơn dự báo là 3,2%.

Hàn Quốc: CPI tháng 10 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn dự báo là 0,2% và 5,6% tương ứng.

Nhật Bản: Cơ sở tiền tệ giảm 6,9% so với cùng kì năm ngoái, tệ hơn nhiều mức giảm 2%.

Anh: Chỉ số giá cửa hàng của BRC tăng 6,6% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn dự báo là 5,5% và số liệu trước là 5,7%.

Úc: Chấp nhận xây dựng tháng 9 giảm 5,8% so với tháng trước, tốt hơn dự báo giảm 7%. Số liệu tháng 8 điều chỉnh xuống 23,1% từ mức 28,1%.

Úc: Cho vay mua nhà hàng tháng giảm 9,3%.

Úc: Đầu tư tài chính nhà ở hàng tháng giảm 6%.

Úc: Chấp thuận nhà ở tư nhân tháng 9 giảm 7,8%.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư đừng quá mơ mộng, Fed chưa chắc đã ‘hãm phanh’

Read Next

VIP Tin 24/7: Tăng theo giá vàng thế giới, SJC giữ mức chênh lệch ‘khủng’ giữa hai thị trường

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular