VIP Tin 24/7: GDP quý II Trung Quốc tăng 6,3% – CK châu Á chịu áp lực chốt lời

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG 17/07

Chứng khoán châu Á giao dịch trong sắc đỏ phiên đầu tuần bởi hiệu ứng tiêu cực từ Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và phố Wall gặp khó khăn vào thứ Sáu. Từ cuối tuần trước, thị trường lại dấy lên những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa thể tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Chứng khoán Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc giảm trong biên độ 0,1-0,9%. Thị trường Nhật Bản, Hồng Kông đóng cửa khiến thanh khoản giảm sút.

Bất chấp những lời kêu gọi kích thích hơn nữa của thị trường, ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn giữ nguyên cơ sở cho vay trung hạn vào thứ Hai. Giới đầu tư tiếp tục tiêu hóa các thông tin kinh tế quan trọng từ Trung Quốc, vốn sẽ bị xáo trộn bởi những tác động còn lại của việc Thượng Hải đóng cửa vào năm ngoái.

Sau khi PBoC tăng cường hỗ trợ tiền tệ trước đó, đồng nhân dân tệ ra nước ngoài ít biến động.

Đồng đô la gần như đi ngang trong ngày hôm nay sau khi chỉ số sức mạnh của đồng bạc xanh kết thúc chuỗi giảm 5 ngày vào thứ Sáu. Đà giảm tuần quá mạnh khiến chỉ số trở lại mức thấp vào tháng 4/2022, khiến một số chiến lược gia và nhà đầu tư tin rằng đợt tăng giá dài hạn của USD sắp kết thúc.

Đồng yên tăng sau khi Thống đốc Ueda của BoJ tuyên bố rằng sự không chắc chắn về nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vẫn còn khá cao. Ông cũng tuyên bố rằng chức năng thị trường trái phiếu của Nhật Bản đã không thay đổi đáng kể kể từ cuộc họp chính sách tiền tệ trước đó vào tháng 6.

THÔNG TIN KINH TẾ

  • Châu Âu: Ủy viên phụ trách về kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni: Châu Âu không ở trong tình trạng lạm phát đình đốn.
  • Châu Âu: Ủy viên phụ trách về kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni: Lạm phát gần mục tiêu 2% vào năm 2024.
  • Châu Âu: Ủy viên phụ trách về kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni: Lạm phát cơ bản sẽ mất nhiều thời gian hơn để chậm lại.
  • Trung Quốc: Xu hướng tăng giá của Trung Quốc sẽ dần trở lại bình thường – NBS Fu.
  • Trung Quốc: CPI của Trung Quốc ở mức thấp do các yếu tố trong nước và toàn cầu – NBS Fu.
  • Trung Quốc: Nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị giảm phát trong tương lai – NBS Fu.
  • Trung Quốc: Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm của Trung Quốc vượt xa các nền kinh tế lớn – NBS Fu.
  • Trung Quốc: Cục Thống kê: Trung Quốc tự tin vào khả năng đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
  • Trung Quốc: Kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn nữa – NBS Fu.
  • Trung Quốc: Cục Thống kê : Nền kinh tế Trung Quốc đang cải thiện, nhưng môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu vẫn còn phức tạp, và nền tảng cho sự phục hồi kinh tế trong nước đang lung lay.
  • Trung Quốc: PBoC bán 33 tỷ nhân dân tệ repo ngược kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 1,9%.
  • Trung Quốc: PBoC thực hiện 103 tỷ nhân dân tệ MLF một năm với tỷ lệ 2,65%.
  • Trung Quốc: PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 7,1326CNY ăn 1USD so với mức đóng cửa trước đó là 7,1415.
  • Cuộc họp G20: Phản ứng từ Trung Quốc cho đến nay không được khuyến khích trong việc phát triển hiểu biết chung về tái cơ cấu nợ.
  • Bộ trưởng Năng lượng Saudi Abdulaziz: Saudi là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của Nhật Bản, đáp ứng 40% tổng nhu cầu của nước này.

CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ đáng chú ý

  • New Zealand: Chỉ số hoạt động dịch vụ đạt 50,1 – thấp hơn mức 53,1 trước đó (đã được sử đổi từ 53,3).
  • Singapore: Hàng hóa xuất khẩu không phải là dầu tháng 6 tăng 5,4% hàng tháng – thấp hơn dự báo là 5,9%.
  • Singapore: Hàng xuất khẩu không phải là dầu tháng 6 giảm 15,5% hàng năm, tốt hơn dự báo giảm 15,8%.
  • Singapore: Cán cân mậu dịch đạt 5,788 tỷ SGD – tốt hơn dự báo là 5,546 tỷ SGD.
  • Trung Quốc: Đầu tư tài sản cố định tháng 6 tăng 3,8% hàng năm – cao hơn dự báo là 3,5%. Tin tốt cho CNY.
  • Trung Quốc: GDP quý II tăng 0,8% hàng quý và tăng 6,3% so với cùng kì năm ngoái.
  • Trung Quốc: Sản lượng công nghiệp tháng 6 tăng 4,4% hàng năm – vượt xa dự báo 2,7%. Tin tốt cho CNY.
  • Trung Quốc: Doanh số bán lẻ tháng 6 đạt 3,1% hàng năm – thấp hơn dự báo là 3,2%.
  • Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 giữ ở mức 5,2%.
  • Indonesia: Cán cân mậu dịch của Indonesia tháng 6 đạt 3,46 tỷ USD – cao hơn dự báo là 1,35 tỷ USD.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: PTKT vàng tuần 17 – 21/7: Giữ được nền $1950 thì mọi thứ sẽ ổn

Read Next

VIP Chiến lược vàng 17/7: Cần kiên nhẫn, mục tiêu $1963 vẫn trong tầm tay

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular