VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Điều chỉnh thiếu sự nhất quán, giao dịch vẫn đang hướng lên mốc 57 triệu đồng

Tóm tắt

  • Vàng nhẫn điều chỉnh không đồng nhất với diễn biến đi ngang, tăng hoặc giảm tại các đơn vị.
  • Hướng tới mốc 57 triệu đồng, giá bán hiện dao động ở ngưỡng 56,7-56,9 triệu đồng.
  • Diễn biến tiêu cực hơn thiên về chiều mua – chênh lệch mua bán gia tăng.
  • Chênh lệch với vàng thế giới giảm khá mạnh.

Nội dung

Cập nhật lúc 10h30, ngày 18/4, nhẫn SJC 9999 niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 55,70 – 56,70 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng mua vào và bán ra so với giá chốt phiên trước.

Nhẫn tròn trơn Vàng Rồng Thăng Long BTMC, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 55,93 – 56,93 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua và bán so với chốt phiên thứ Hai.

Nhẫn Phú Quý 24K, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 55,70 – 56,70 triệu đồng/lượng, mua vào – bán ra cùng đi ngang so với cuối ngày hôm qua.

DOJI – nhẫn Hưng Thịnh Vượng 9999, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 55,67 – 56,72 triệu đồng/lượng, giá mua giảm 110.000 đồng/lượng, giá bán giảm 60.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước đó.

Nhẫn VietNamGold, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 55,72 – 56,82 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng chiều mua, tăng 40.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối ngày 17/2.

Vàng miếng SJC hiện niêm yết giá bán tại mốc 67,15 triệu đồng/lượng, chênh lệch với vàng nhẫn duy trì mức 10,5 triệu đồng.

Cùng thời điểm trên, giá vàng thế giới giao dịch tại ngưỡng 2.000 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá trên thị trường tự do (23.460 VND/USD) vàng thế giới đứng tại 57,22 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), cao hơn vàng nhẫn 520.000 đồng, giảm gần 300.000 đồng so với cùng thời điểm sáng qua.

Bảng so sánh giá Vàng Nhẫn sáng 18/4

FOMO – những rủi ro và thiệt hại mà nhà đầu tư có thể gặp phải

FOMO là viết tắt của cụm từ “Fear Of Missing Out”, có nghĩa là “sợ bỏ lỡ cơ hội”. Đây là một khái niệm được sử dụng trong đầu tư để miêu tả hành vi mua vào tài sản đang tăng giá cao hoặc có triển vọng tăng giá trong tương lai chỉ vì sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời.

Nhà đầu tư theo FOMO có thể gặp những rủi ro và thiệt hại sau đây:

  • Mua vào giá cao hơn: Khi nhà đầu tư FOMO vào một tài sản đã tăng giá, họ có thể mua vào giá cao hơn so với giá trung bình hoặc giá hợp lý của tài sản đó.
  • Mất kiểm soát về rủi ro: Những người đầu tư theo FOMO có thể bị đánh bại bởi cảm giác lo lắng, hoang mang và stress, dẫn đến mất kiểm soát về rủi ro. Họ có thể bị thúc đẩy để đưa ra quyết định vội vàng, không có kế hoạch đầu tư cụ thể.
  • Mất tiền đầu tư: Nếu tài sản mà nhà đầu tư FOMO đầu tư không tăng giá hoặc giảm giá sau đó, họ có thể mất tiền đầu tư của mình. Khi giá giảm, nhà đầu tư FOMO có thể bán tài sản của mình một cách vội vàng với giá thấp hơn so với giá mua vào ban đầu.
  • Thiệt hại cho tâm lý và sức khỏe: Áp lực để đầu tư theo FOMO có thể gây stress và thiệt hại cho sức khỏe tâm lý của nhà đầu tư. Sự thất vọng và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của họ và gây ra các vấn đề khác nhau như lo lắng, mất ngủ, và khó chịu.
  • Thiếu kế hoạch đầu tư dài hạn: Nhà đầu tư FOMO thường tập trung vào những thay đổi ngắn hạn của thị trường, dẫn đến việc thiếu kế hoạch đầu tư dài hạn. Họ có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư lớn hơn và không có kế hoạch để đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Vàng sẽ ‘bảo vệ’ bạn trước rối ren tiền tệ do Fed tạo ra – Grant’s Interest Rate Observer

Read Next

VIP Chuyên sâu: Phe bán chực chờ ở mức tâm lí $2000

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular