VIP Tin 24/7: Quý I: Vàng – Chứng khoán Mỹ tăng cực kì ấn tượng; Dầu thô rớt sâu do lo ngại cung – cầu

Loạt số liệu lạm phát quan trọng được công bố trong phiên cuối cùng của quý I.

  • Châu Âu: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 tăng 0,9% hàng tháng và tăng 6,9% so với cùng kì năm ngoái.
  • Châu Âu: Chỉ số lạm phát lõi tháng 3 tăng 1,2% hàng tháng và tăng 5,7% hàng năm.
  • Châu Âu: Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,6% – tốt hơn dự báo.
  • Mỹ: Chỉ số giá PCE lõi tháng 2 tăng 0,3% hàng tháng và tăng 4,6% hàng năm, thấp hơn dự báo là 0,4% và 4,7% tương ứng.
  • Mỹ: Chỉ số giá PCE tháng 2 tăng 0,3% hàng tháng và tăng 5% hàng năm, thấp hơn dự báo là 0,5% và 5,1% tương ứng.
  • Mỹ: Thu nhập cá nhân tháng 2 tăng 0,3% hàng tháng, cao hơn dự báo là 0,2%.
  • Mỹ: Chi tiêu cá nhân tháng 2 tăng 0,2% hàng tháng, thấp hơn dự báo là 0,3%.
  • Mỹ: Tiêu dùng cá nhân thực tế tháng 2 giảm 0,1% hàng tháng, tệ hơn dự báo là 0%.
  • Mỹ: Chỉ số PMI Chicago tháng 3 đạt 43,8 – cao hơn dự báo 43,4.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát 5 năm của Michigan tháng 3 tăng 2,9% – cao hơn dự báo là 2,8%.
  • Mỹ: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 3 ở mức 59,2 – thấp hơn dự báo là 61,5.
  • Mỹ: Tâm lý tiêu dùng của Michigan tháng 3 đạt 62 – thấp hơn dự báo là 63,2.
  • Mỹ: Chỉ số tình trạng hiện tại của Michigan tháng 3 ở mức 66,3 – thấp hơn dự báo là 66,4.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát của Michigan tháng 3 đạt 3,6% – thấp hơn dự báo là 3,8%.

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, thiết lập quý tốt nhất hơn 2 năm

Thị trường chứng khoán Mỹ mở phiên cuối tuần tương đối tích cực khi nhà đầu tư tin rằng số liệu PCE cùng khủng hoảng ngành ngân hàng sẽ khiến Fed chưa vội nâng lãi suất. Lực mua càng trở nên mạnh hơn vào cuối phiên với các chỉ số đóng cửa ở mức cao nhất ngày, tháng, quý.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 tiến 1,44% lên 4109,31 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite cộng 1,74% lên 12.221,91 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 415,12 điểm (tương đương 1,26%) lên 33.274,15 điểm.

Trong tháng 3, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt vọt 3,51% và 6,69%. Trong khi, Dow Jones tăng 1,89% vào cuối tháng 3.

Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt vọt 7,03% và 16,77% trong quý đầu tiên của năm 2023. Đây cũng là quý tốt nhất kể từ năm 2020 của Nasdaq Composite. Dow Jones khép lại quý I/2023 với mức tăng 0,38%.

Tỷ giá

Đồng USD hồi phục trong ngày cuối tháng khi nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục. Chỉ số đồng bạc xanh lên 102,594 (+0,41%). Theo đó, chỉ số DXY mất 0,87% trong quý I và mất 2,25% trong tháng 3.

  • Cặp EUR/USD giảm 0,57% về 1,08424.
  • Cặp GBP/USD hạ 0,45% về 1,23291.
  • Cặp USD/JPY nhích 0,07% lên 132,728.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm đóng phiên cuối tháng tại 3,471% (-2,31%). Trong tháng 3, lợi suất 10 năm giảm 11,54% và hạ 10,54% trong cả quý I.

Đà tăng tuần 24 – 31/3 không thể giúp dầu xóa đà giảm tháng và quý

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 1,29 USD (tương đương 1,6%) lên 79,89 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1,30 USD (tương đương 1,8%) lên 75,67 USD/thùng và vọt 9% trong tuần qua.

Bất chấp đà tăng trong ngày thứ Sáu, dầu Brent và dầu WTI lần lượt sụt 5% và 2% trong tháng 3, ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2022. Dầu Brent giảm quý thứ 3 liên tiếp, lần đầu tiên kể từ năm 2015.

Vàng giảm nhẹ dù PCE thấp hơn dự báo

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0,6% xuống $1968,25/oz, sau khi giá tăng 0,4% sau dữ liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng nhẹ trong tháng 2. Hợp đồng vàng tương lai mất 0,6% còn $1986,2/oz.

Trong tháng 3/2023, giá vàng tăng 7,76% và thiết lập quý tăng 8%.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới bán ra 1,45 tấn trong phiên 31/3. Lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR Gold Trust hiện ở mức 928,02 tấn.

Kết luận

Thị trường tài chính phiên cuối cùng của tuần, tháng, quý diễn biến khá êm đềm và không xảy ra quá nhiều rung lắc như nhà đầu tư lo sợ trước đó. Số liệu PCE công bố hôm thứ Sáu thấp hơn dự báo, ủng hộ trạng thái tích cực của cổ phiếu, vàng, dầu khi áp lực phải tăng lãi suất của Fed đã hạ nhiệt hơn. Rủi ro khủng hoảng ngành ngân hàng lây lan là tiêu điểm kinh tế tháng 3 cũng dường như đã được giải quyết, giúp tâm lí thị trường có phần cải thiện rõ rệt hơn.

Trong quý II năm nay, nhà đầu tư cần tiếp tục theo sát diễn biến ngành tài chính – ngân hàng, các số liệu kinh tế quan trọng về lạm phát, việc làm, PMI… để đánh giá triển vọng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đứng đầu là Fed, ECB, BOE…

Giavang.net tổng hợp

Read Previous

VIP Tin 24/7: Vàng Nhẫn 9999: Cùng nhịp giảm chung, vàng nhẫn ‘gồng mình’ giữ mốc 56 triệu đồng

Read Next

VIP Tin 24/7: Dự báo tuần 3-7/04: Xu hướng rời bỏ đồng USD sẽ tiếp tục thêm ”lửa” cho thị trường vàng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular