VIP Tin 24/7: Bảng cân đối kế toán của Fed ‘bất ngờ’ phình to; BOJ để ngỏ khả năng giảm tiếp lãi suất

THỊ TRƯỜNG sáng 17/03

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng, nối dài đà hồi phục của phố Wall đêm qua sau khi Ngân hàng First Republic Bank được giải cứu. Lợi suất trái phiếu trong khu vực đồng loạt đi lên bởi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá khả năng các quốc gia tiếp tục nâng lãi suất.

Chứng khoán Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc đồng loạt xanh trong phiên cuối tuần, dẫn đầu là chỉ số Hang Seng. Tuy nhiên, chỉ số đánh giá toàn khu vực vẫn ghi nhận đà giảm tuần do lo ngại về ngành ngân hàng.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm nhạy cảm nhất với chính sách tiền tệ của Úc tăng khoảng 15 điểm cơ bản. Lợi suất kì hạn 3 năm ở New Zealand cũng chung đà hồi phục. Lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm Mỹ tăng khoảng 3 điểm cơ bản vào thứ Sáu, sau khi tăng 27 điểm cơ bản lên trên 4% trong phiên trước đó. 80% thị trường đặt cược Fed nâng lãi suất 25 điểm trong cuộc họp tuần sau.

Đồng đô la giảm nhẹ, với đồng yên và đô la Úc vượt trội so với các đồng tiền G10.

Các thị trường cũng đang xem xét việc Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất 50 điểm cơ bản và nhận xét của chủ tịch ECB rằng lạm phát dự kiến sẽ duy trì ở mức quá cao trong thời gian quá dài. Việc ECB tăng lãi suất làm tăng đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ tăng lãi suất vào tuần tới.

THÔNG TIN KINH TẾ

  • Châu Âu: Quan chức Simkus của ECB: ECB chưa đạt được đến mức đỉnh của lãi suất.
  • Châu Âu: Quan chức Simkus của ECB: Xu hướng lạm phát chưa biến mất.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ ở mức 3% vào cuối năm nay.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Các ngân hàng Pháp đã tăng gấp đôi vốn kể từ năm 2008.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Mặc dù vậy, các ngân hàng châu Âu không ở trong tình trạng tương tự như các ngân hàng Mỹ.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB: Nếu cần, chúng tôi có các công cụ để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB:Các ngân hàng Pháp và châu Âu “rất vững chắc”
  • Châu Âu: Quan chức Villeroy của ECB:Ưu tiên hàng đầu là chống lạm phát.
  • Trung Quốc: Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình: Mục tiêu của chuyến thăm là tăng cường hơn nữa lòng tin song phương.
  • Trung Quốc: Chủ tịch Tập sẽ đến Nga trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 20-22 tháng 3 – Truyền thông.
  • Châu Âu: Quan chức Muller của ECB: Các dự báo lạm phát mới nhất cho rằng lãi suất sẽ tăng nhiều hơn.
  • HSBC hiện kỳ vọng ECB sẽ tiến hành hai đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 5 và tháng 6 so với dự báo trước đó về mức tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 5.
  • Châu Âu: Quan chức Muller của ECB: Sự can thiệp của SNB vào Credit Suisse đã giúp việc ra quyết định trở nên dễ dàng hơn.
  • Châu Âu: Quan chức Muller của ECB: Credit Suisse đã gặp vấn đề trong nhiều năm.
  • Nhật Bản: Thống đốc BoJ Kuroda: Lãi suất âm 2-3% có thể ảnh hưởng đến chức năng trung gian.
  • Nhật Bản:Thống đốc BoJ Kuroda: Khó có thể hạ lãi suất lâu hơn nếu chỉ cắt giảm lãi suất âm.
  • Nhật Bản: Thống đốc BoJ Kuroda: Có thể tiếp tục hạ lãi suất ngắn hạn từ -0,1%, nhưng tôi không thể bình luận về mức độ nào.
  • Nhật Bản: BoJ, Chính phủ và FSA lên kế hoạch họp về thị trường theo SVB – Nikkei.
  • Goldman Sachs: Chúng tôi kỳ vọng Lạm phát cốt lõi của Châu Âu sẽ duy trì ổn định trong những tháng tới, tăng thêm lên 5,8% so với cùng kỳ vào tháng 3.
  • Goldman Sachs hiện kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 5 so với ước tính trước đó là 50 điểm cơ bản, đẩy lãi suất cuối kỳ lên 3,5% từ 3,75%.
  • New Zealand: RBNZ: Chúng tôi liên lạc thường xuyên với các cơ quan quản lý khu vực và các thực thể được quản lý khác.
  • New Zealand: RBNZ: Chúng tôi nhận thức được các vấn đề ổn định tài chính hiện tại với một số ít ngân hàng trên khắp thế giới và đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
  • New Zealand: RBNZ: Hiện tại, tất cả các ngân hàng mới của New Zealand đang hoạt động trên các yêu cầu quy định tối thiểu của chúng tôi.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Kinh tế Goto: Tôi không tin rằng sự sụp đổ của một ngân hàng Hoa Kỳ hay vấn đề của Credit Suisse sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế Nhật Bản ngay bây giờ.
  • Mỹ: Cục Dự trữ Liên bang đã cấm đề cập đến các sai sót quy định trong vụ giải cứu ngân hàng ở Thung lũng Silicon – New York Times
  • Trung Quốc: Trong hoạt động thị trường mở, PBoC bơm ròng 165 tỷ nhân dân tệ.
  • Trung Quốc: PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,9052CNY ăn 1USD so với mức đóng cửa cuối cùng là 6,8998.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Tôi sẽ theo dõi cẩn thận các diễn biến tiếp theo.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Cho đến nay, tôi nhận thấy sự ổn định trong hệ thống tài chính của Nhật Bản.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Thị trường đang trở nên sợ rủi ro hơn do Credit Suisse.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Cần có các biện pháp bổ sung để chống lạm phát.
  • Nhật Bản: Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Cần có các biện pháp bổ sung để chống lạm phát.
  • S&P: Chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chậm lại dưới 1% vào năm 2023 và trung bình 1,6% trong ba năm tới.
  • S&P: Chúng tôi tin rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ giải quyết kịp thời tình trạng bế tắc về trần nợ.
  • Mỹ: Bảng cân đối kế toán của Fed tăng lên 8,69 nghìn tỷ USD vào ngày 15/3, từ mức 8,39 nghìn tỷ USD vào ngày 8/3.

CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ đáng chú ý

  • Singapore: Hàng xuất khẩu không phải là dầu tháng 2 giảm 15,6% so với cùng kì năm ngoái, tốt hơn dự báo giảm 16%.
  • Singapore: Hàng xuất khẩu không phải là dầu tháng 2 giảm 8%, tệ hơn nhiều dự báo giảm 0,5%.
  • Singapore: Cán cân mậu dịch đạt 6,708 tỷ USD.
  • Nhật Bản: Hoạt động ngành công nghiệp Tertiray tăng 0,9% hàng tháng.
  • Thụy Điển: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 đạt 8,2%.
  • Thổ Nghĩ Kỳ: Dự báo CPI cuối năm tháng 3 đạt 37,73%.
  • Trung Quốc: FDI tăng trưởng 6,1%.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Vượt 55,5 triệu đồng, vàng thế giới thúc đẩy SJC bứt phá qua mốc cản 67 triệu. Thị trường chờ quyết định quan trọng của Fed

Read Next

VIP Chuyên sâu: PTKT ngày 17/3: Mức quan trọng của EUR/USD hôm nay là 1,0731

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular