VIP Chuyên sâu: 3 lí do để hi vọng đồng USD sụt giảm vì PCE lõi tối 24/02

Tóm tắt

  • Các nhà kinh tế kỳ vọng Chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi tháng 1 của Mỹ sẽ tăng 0,4% hàng tháng.
  • Liệu trước áp lực giá, người tiêu dùng Mỹ có thắt chặt hầu bao?
  • Một dấu hiệu dù nhỏ cho thấy lạm phát chậm hơn có thể kích hoạt động thái chốt lãi lệnh mua USD.
  • Số liệu Thu nhập cá nhân và Chi tiêu cá nhân cao sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán, đồng thời ảnh hưởng xấu tới USD.

Phân tích

Thị trường tài chính tuần này kết thúc với một số liệu quan trọng: Chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân – thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Bất kì sự thay đổi nào dù chỉ 0,1% cũng sẽ có thể tạo ra ‘sóng’ cho thị trường.

Báo cáo Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố cùng PCE lõi vào thứ Sáu 24/02 lúc 13:30 GMT.

PCE cốt lõi và các báo cáo Thu nhập cá nhân và Chi tiêu cá nhân đi kèm có thể trở thành yếu tố làm giảm giá trị đồng Đô la Mỹ. Dưới đây là 3 quan điểm giải thích ý tưởng USD giảm:

Kỳ vọng lạm phát PCE cao dễ gây thất vọng

Các nhà kinh tế kỳ vọng PCE lõi sẽ tăng ở mức 0,4% MoM (hàng tháng) vào tháng 1, cao hơn mức 0,3% được báo cáo vào tháng 12. Những ước tính này dựa trên báo cáo CPI lõi tháng 1 lạc quan, tăng 0,4% hàng tháng.

PCE lõi ổn định hơn CPI lõi

Nguồn: FXStreet

Liệu điều này có hoàn toàn chính xác? Theo chúng tôi là KHÔNG. Công thức Chi tiêu tiêu dùng cá nhân được điều chỉnh nhanh hơn công thức CPI và phản ánh đúng những gì mọi người đã tiêu dùng gần đây hơn.

Ví dụ, nếu giá cà phê tăng vọt, chỉ số CPI sẽ phản ánh sự tăng mạnh của giá. Tuy nhiên, nếu một số người chọn uống trà rẻ hơn thay vì cà phê, báo cáo lạm phát PCE sẽ điều chỉnh theo sự thay đổi đó và phản ánh mức tăng giá vừa phải hơn.

Do đó, có khả năng xảy ra bất ngờ giảm giá trong PCE lõi và điều đó sẽ gây tổn hại cho Đô la Mỹ.

Thời gian điều chỉnh của Đô la Mỹ

Đồng bạc xanh đã tăng liên tục trong vài ngày qua sau biên bản cuộc họp FOMC diều hâu tương đối diều hâu. Việc một số thành viên Fed vẫn muốn nâng lãi suất 50 điểm trong cuộc họp ngày 01/02 thực sự là bệ phóng cho đồng USD. Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp hôm qua 23/02 cũng giúp USD có được sức mạnh.

Rõ ràng, từ báo cáo việc làm tháng 1 ‘tăng khủng đầy bất ngờ’, đồng USD đã có được vị thế rất tốt. Tuy nhiên, cũng có thể là đồng bạc xanh đến lúc điều chỉnh sau một sóng tăng. Vì thế, nếu PCE lõi hàng tháng 0,4% thì đồng USD có thể vẫn không tăng như nhiều người dự báo.

Có lẽ sẽ cần một con số đáng ngạc nhiên là PCE lõi hàng tháng tăng 0,5% để củng cố quan điểm rằng lạm phát nằm ngoài tầm kiểm soát và cần sự thắt chặt hơn nữa từ Fed.

Chi tiêu cá nhân và Thu nhập cá nhân có thể tác động tích cực đến chứng khoán

Đô la Mỹ có tương quan nghịch với chứng khoán. Mặc dù dữ liệu PCE cao hơn kì vọng là tin tốt cho đồng USD, số liệu lạc quan về nền kinh tế cũng có thể hỗ trợ thị trường chứng khoán. Chi tiêu nhiều hơn tức là kết quả kin doanh các hãng sẽ tốt lên, cổ phiếu tăng.

Giả sử PCE lõi tăng 0,4%, thì trọng tâm có thể chuyển sang dữ liệu Chi tiêu cá nhân và Thu nhập cá nhân tháng 1. Sau những con số không mấy khả quan vào tháng 12, có thể sẽ có sự phục hồi đáng kể ở cả hai điểm dữ liệu.

Trong trường hợp đó, sự gia tăng của thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến Đô la Mỹ, gây nên áp lực bán đồng USD.

Kết luận

Dưới góc nhìn về chứng khoán và kì vọng quá cao về PCE, rất có thể đồng USD có một nhịp chỉnh. Suy nghĩ ngược này đôi khi không được ủng hộ bởi phần đông nhà đầu tư nhưng lại chính là phản ứng thực tế của thị trường.

Giavang.net

Read Previous

VIP Chuyên sâu: Dự báo PCE tối thứ Sáu 24/2: USD liệu có tiếp tục uống “thuốc tăng lực” để hạ nock out vàng?

Read Next

VIP Tin 24/7: Chiều 24/2: SJC tăng nhẹ, cao hơn thế giới 14 triệu. Nếu có sản phẩm vàng kỹ thuật số, giá vàng trong nước sẽ hết chênh lệch so với thế giới?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular