VIP Chuyên sâu: Lạm phát thực tế tới 2 con số, Fed đang làm bong bóng nợ công Mỹ phình to cực đại

Theo Matthew Piepenburg, Giám đốc Thương mại tại Matterhorn Asset Management, bất chấp những phát biểu diều hâu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị tiền tệ Viện Cato gần đây, Cục Dự trữ Liên bang sẽ buộc phải xoay trục và tiến hành giảm lãi suất. Sự thay đổi của Fed phần lớn sẽ là do nợ công quá mức của chính phủ Hoa Kỳ.

Piepenburg mới đây đã có cuộc trò chuyện với Michelle Makori, Tổng biên tập kiêm Nhà sản xuất tại Kitco News.

Chúng ta đang có nợ/GDP vượt 125% và hơn 30 nghìn tỷ USD nợ công. Chính phủ Hoa Kỳ không thể chịu được việc lãi suất liên tục tăng… Tôi không thấy một kịch bản nào mà chúng ta có thể trả khoản nợ kếch xù đó.

Piepenburg cũng gợi ý rằng nếu lạm phát được đo lường theo các tiêu chí của năm 1980, nó sẽ ‘gần 18 hay 19%’.

Kể từ năm 1980, thành phần hàng hóa mà Cục Thống kê Lao động sử dụng để tính CPI đã thay đổi. Lạm phát chính thức của Hoa Kỳ là 8,3% trong tháng 8.

Nhận xét của ông lặp lại ý kiến của các nhà phân tích khác, những người cảnh báo rằng việc Fed tăng lãi suất khiến chính phủ khó tài trợ cho các chương trình chi tiêu hoặc cấp quỹ của mình.

Powell không hề chống lạm phát như người ta tưởng

Cục Dự trữ Liên bang đã tăng Lãi suất cho vay của Fed (FFR) thêm 225 điểm cơ bản trong năm và dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 21/9.

Phạm vi mục tiêu FFR hiện tại là 2,25% đến 2,5%.

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất là “không cần thiết” vì Fed không có ý định chống lạm phát, Piepenburg tuyên bố.

Khi bạn đối diện với mức lạm phát CPI từ 8 đến 9%, bạn sẽ không chiến đấu nổi chỉ bằng mức lãi suất 4%, 3% hoặc thậm chí 5%. Bởi vì Fed sẽ không thể thành công. Sự thật là Fed, giống như hầu hết các ngân hàng trung ương trong suốt lịch sử, muốn lạm phát cao hơn lãi suất.

Ông khẳng định rằng Hoa Kỳ là một “quốc gia ngập trong nợ nần và đang bị dồn vào thế khó” và việc giảm Lãi suất cấp vốn của Fed sẽ “thổi phồng nợ của mình”. Piepenburg nói:

Tôi nghĩ ông Powell đang mong muốn lạm phát. Lý do duy nhất khiến họ tăng lãi suất ngày hôm nay không phải là để chống lạm phát. Đó là vì nếu làm thế họ sẽ có lý do nào đó để cắt giảm lãi suất khi cuộc suy thoái thực sự trở thành cuộc suy thoái chính thức.

Đô la Mỹ

Piepenburg cho biết một “sự thay đổi quan trọng” đang đến đối với đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ dự trữ. Ông cho là rằng sức mạnh của đồng đô la Mỹ khá ‘tạm thời’. Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) tăng 14% từ đầu năm đến nay.

Ông chỉ ra rằng việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ góp phần làm cho đồng đô la mạnh lên. Piepenburg nói:

Đó là một chính sách tai hại, bởi vì nó buộc đồng đô la phải tăng khi các thị trường mới nổi, với khoản nợ hàng nghìn tỷ đô la, có đồng tiền yếu đi. Fed sẽ phải làm cho đồng đô la yếu đi.

Ông nói rằng đồng đô la Mỹ là “kẻ uống rượu không bao giờ uống một ly nước, mà chỉ uống cạn ly martini”. Ông nói rằng đồng đô la sẽ giảm “từ từ, và sau đó giảm cùng một lúc” khi DXY giảm xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng của nó.

Piepenburg nói:

Sẽ rất vui khi thấy một chủ ngân hàng trung ương trung thực về điều đó. Nhưng sẽ chẳng ai chịu trách nhiệm đâu, họ chỉ có thể đổ lỗi cho Covid, biến đổi khí hậu, hoặc Putin, theo quan điểm của tôi, thiếu rất nhiều can đảm và trung thực.

Giá vàng

Piepenburg cho rằng, giá vàng sẽ lên một tầm cao mới, sau khi đồng USD “vỡ vụn ra” và suy yếu. Ông nói thêm rằng giá vàng hiện đang bị “kìm hãm” ở mức thấp giả tạo.

Giavang.net

Read Previous

VIP Tin 24/7: Quốc tang Nữ hoàng Anh và Điểm tin NĐT CẦN biết trong phiên 19/9

Read Next

VIP Chuyên sâu: Bằng cách đồng sức đồng lòng nâng lãi suất, các NHTW chính thức gạ gục Vàng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Most Popular